Vì sao nói âm nhạc có lúc cũng trở thành tiếng ồn?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải làm rõ thế nào là âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh do những âm điệu có qui luật nhất định tạo ra. Âm nhạc hay không những có thể hun đúc tính tình, phong cách của con người mà còn kích thích trí tuệ, giúp cho con người đỡ mệt mỏi, chữa được bệnh và kéo dài tuổi thọ. Còn tiếng ồn từ quan điểm vật lí mà xét, đó là những âm thanh có tần số và cường độ khác nhau tổ hợp một cách loạn xạ không có qui luật; từ góc độ sinh lí học mà xét thì đó là những âm thanh làm cho người ta cảm thấy phiền muộn hoặc ảnh hưởng đến học tập, công tác cũng như sức khỏe.

Vì vậy tiếng ồn có thể là những tiếng ồn ào do những chấn động không có qui tắc gây nên, cũng có thể là âm nhạc có chấn động theo qui tắc gây ra. Tiếng ầm ầm của máy móc trong nhà máy, tiếng còi ô tô trên đường phố, tiếng máy trộn vữa xi măng trên công trường cũng như tiếng ồn ào của đường phố đều khiến cho người ta cảm thấy đau đầu, đó là điều dễ hiểu. Nhưng nói âm nhạc cũng là tiếng ồn thì e rằng có người không chấp nhận. Thực ra âm nhạc quả thực trở thành tiếng ồn trong hai trường hợp: một là bản thân âm nhạc đó làm hại đến sức khỏe con người, ví dụ như nhạc Roc, nhạc Disco có tiết tấu mạnh, tuy được nhiều người thích thú nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đối với thần kinh, năng lực phán đoán và hành động, cử chỉ của con người. Nghe những tiết tấu âm nhạc mạnh trong một thời gian dài, với kích thích mạnh của nó sẽ làm cho cơ thể có những phản ứng bệnh thái như: huyết áp không ổn định, mạch tim khác thường, dễ loét dạ dày v.v.., nghiêm trọng hơn còn có thể bị ngất hoặc thần kinh thác loạn.

Trường hợp khác, khi bạn mở âm thanh quá to, thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của những người xung quanh. Do đó để cho âm nhạc không trở thành tiếng ồn, chúng ta không những tránh nghe những âm thanh kích động mạnh quá mà khi nghe nhạc cũng không nên làm ảnh hưởng đến sự làm việc và nghỉ ngơi của người khác.

Từ khoá: Âm nhạc; Tiếng ồn.

Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc?

Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn Nhật”, quy định toàn bộ chủ...

Tại sao lại dùng i là đơn vị ảo?

Ta biết rằng trong phạm vi các số thực thì căn bậc hai của một số âm không có nghĩa, bởi vì số +2 nâng lên bình phương là +4 và số -2 nâng lên bình...

Vì sao trong máy tính điện tử người ta xử lí thông tin dựa vào các số hệ đếm cơ số hai?

Hệ đếm thường dùng là hệ đếm cơ số 10, nếu 10x = y thì ta có log10y = x, thế nhưng trong lí thuyết thông tin, các loại máy tính lớn nhỏ đều dùng các...

Tại sao loài vượn người không thể biến thành loài người?

Trừ loài người ra, loài vượn người là động vật bậc cao nhất trong vương quốc động vật, bao gồm vượn tay dài, tinh tinh, hắc tinh tinh, đại tinh tinh....

Bãi đá khổng lồ hay khu vườn đồ chơi của Chúa?

Ở vùng cận Kaspir của Kazakhstan, trên hoang mạc rộng lớn thuộc khu vực heo hút của tỉnh Turysh, người ta mới phát hiện hàng nghìn hòn đá tròn như...

Vì sao lưỡi có thể biết được hương vị thức ăn?

Có người gọi đầu lưỡi là "máy nếm". Quả đúng thế, các vị chua, cay, đắng, ngọt, bùi của thức ăn trước hết đều do lưỡi thưởng thức.

Tại sao phá nhà bằng bộc phá được điều khiển vừa nhanh vừa an toàn?

Năm 1995, thành phố Thượng Hải do nhu cầu xây dựng ở trên cao, nên phải tháo dỡ một thư viện cỡ lớn cao mấy chục mét, người ta tiến hành cho nổ bộc...

Tại sao lắp đặt anten công cộng thì hình ảnh truyền hình sẽ rõ?

Ngày nay, ti vi đã là một thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thế nhưng, cùng với sự tăng tốc của công cuộc xây dựng đô thị ở Trung...

Vì sao con người không sống hết tuổi thọ tự nhiên?

Sinh trưởng, phát dục, già yếu, tử vong là quá trình tất yếu của sinh mệnh con người. "Trường sinh bất lão" chỉ là mơ ước thần thoại trong những câu chuyện cổ tích.