Chúng ta đều đã xem phim do máy VCD hoặc máy tính chiếu. Khi gặp trường hợp đĩa VCD hoặc máy VCD chất lượng thấp thì hình ảnh trong màn hình thường ngừng lại, nhảy nhót hoặc xuất hiện một hiện tượng nhiều ô vuông ghép lại. Những ô nhỏ này thật giống như những viên gạch men lát sàn (mosaic - khảm) có màu sắc, hoa văn khác nhau. Xảy ra hiện tượng này có liên quan tới nguyên lí phát của máy VCD và phương thức lưu trữ thông tin trên đĩa VCD.
Đĩa VCD là một loại đĩa quang lưu trữ sau khi đã nén thông tin hình ảnh. Lúc phát, máy VCD hoặc máy tính sau khi đọc thông tin đã được nén thì tiến hành giải nén rồi biến đổi dữ liệu hình ảnh thành hình ảnh hiển thị lên màn hình. Quá trình giải nén có thể có hai trường hợp: (1) Giải nén bằng phần cứng. Việc này được thực hiện bởi card phát lại có chức năng giải nén tương ứng ở trong máy tính hoặc đầu video. (2) Khi được hệ thống máy tính phát, có thể dùng phần mềm giải nén chuyên dụng và CPU sẽ thực hiện công việc giải nén.
Dữ liệu hình ảnh sau khi được giải nén thì từng bức truyền đến bộ hiển thị. Bộ hiển thị sẽ hiển thị lên màn hình từng bức hình theo tốc độ mỗi giây 30 bức (hoặc 25 bức). Và thế là cho ta cảm giác vận động của nhân vật và cảnh tượng. Nếu như dữ liệu hình ảnh của bức hình sau không thể đưa tới hiển thị trên màn hình theo thời gian ấn định thì trang hình sẽ có hiện tượng ngừng. Do vậy, trở nên không liên tục. Thông thường thì hệ thống áp dụng biện pháp nhảy bức để đảm bảo cho việc đồng bộ của hình và tiếng. Nghĩa là khi trang hình xảy ra tốc độ chậm thì sẽ vứt bỏ bức hình không kịp hình thành kia để đuổi kịp tốc độ phát âm thanh, đảm bảo sự liên tục của âm thanh. Lúc này trang hình sẽ ngừng và nhảy hình.
Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến không kịp hiện lên trên hình vậy? Mỗi một khâu trong quá trình phát VCD đều có thể dẫn đến hiện tượng không kịp hiện trang hình. Ví dụ chất lượng đĩa VCD hoặc CD- ROM kém, card màn hình tốc độ thấp v.v. Những khâu này có vấn đề thì sẽ tạo nên nghẽn tắc khiến số liệu không thể kịp thời được xử lí và truyền tải. Do vậy, phát hình không thể liên tục.
Do đĩa VCD được nén theo cách chia ra 16 x 16 ô vuông nhỏ, và rất nhiều bức lại được tiến hành bù đắp vận động hoặc dặm thêm trên cơ sở các bức trước và sau. Bởi vậy trong trường hợp bình thường thì mỗi một bức đều có thể tính ra từ quan hệ các bức liền kề trước và sau. Giữa các ô vuông nhỏ 16 x 16 trên trang hình có thể ghép nối tốt với nhau, bởi thế mà cấu trúc ô vuông hầu như không có cảm giác trong ta. Đương nhiên, nếu quan sát cho kĩ thì khi trang hình thay đổi khá nhanh ta vẫn có thể lờ mờ thấy được cấu trúc ô đó. Đó là vì khi bức hình kế cận biến đổi quá lớn, sự bù đắp vận động và dặm vào không thể nén số liệu một cách hiệu quả. Để khống chế lượng số liệu trong phạm vi cho phép thì phải làm tổn thất đến nhiều chi tiết để nâng cao hiệu suất nén. Kết quả là trang hình gồm các ô vuông nhỏ được khôi phục xảy ra không thật, không thể kết nối với nhau.
Trang hình như vậy sẽ xảy ra hiện tượng mosaic nho nhỏ.
Nếu như từng khâu trong quá trình phát hình đều có vấn đề thì ngoài việc dẫn tới sự ngừng và nhảy hình của trang hình ra, còn có thể dẫn tới hiện tượng mosaic nghiêm trọng. Ví dụ nếu CD - ROM đọc sai hoặc đọc không ra số liệu thì trang hình gồm nhiều ô vuông nhỏ tương ứng sẽ không tài nào hình thành chính xác. Những ô sai lầm kia sẽ hiện lên trên trang hình. Điều này vẫn thường thấy khi phát đĩa VCD chất lượng không cao. Lại ví dụ, nếu do vấn đề tốc độ phát mà đi tới việc nhảy hình thì có thể khiến cho số liệu của hình sau do hình trước bị nhảy qua mà không thể phục hồi chính xác. Vì vậy cũng có thể dẫn tới hiện tượng mosaic.