Vì sao nói ô nhiễm không có biên giới quốc gia?

Trên Trái Đất mà chúng ta sinh sống từng giờ, từng phút đang xảy ra sự tuần hoàn vật chất và các dòng chảy năng lượng. Có những cái ta có thể nhìn thấy, nhưng có những cái không thể nhìn thấy được. Ví dụ thực vật màu xanh tiến hành quang hợp, chúng hút khí cacbonic, nhả ra khí oxi; thủy tảo hút các chất dinh dưỡng trong nước, các loài cá ăn cỏ dùng thủy tảo làm thức ăn, các loài cá ăn thịt lại ăn thịt loài cá này, v.v... Trong quá trình các chất và năng lượng này di dời, chuyển hóa, chất gây ô nhiễm cũng tham gia vào đó. Các chất ô nhiễm thải vào không khí, thông qua nước mưa thẩm thấu vào đất, được thực vật hấp thụ. Khi động vật ăn những thực vật này thì đồng thời cũng hấp thụ luôn cả chất ô nhiễm trong đó. Chất ô nhiễm có thể thông qua khâu thực phẩm không ngừng di dời, chuyển hóa và tích tụ lại trong cơ thể sinh vật. Chúng ta biết rằng vật chất trong vòng di đời, chuyển hóa trong cơ thể sinh vật là không có biên giới quốc gia, vì vậy ô nhiễm cũng không có biên giới quốc gia.

Có thể bạn sẽ hỏi rằng, sông Hoàng Hà, Hoài Hà của Trung Quốc bị ô nhiễm, nhưng điều đó không gây ảnh hưởng đến các con sông khác. Nhưng trong thực tế tất cả mọi con sông đều chảy ra biển, vì vậy ô nhiễm của dòng sông làm cho biển tăng thêm ô nhiễm, khiến cho sự sinh tồn của các sinh vật phù du trong biển bị uy hiếp nghiêm trọng. Ôxi của khí quyển có đến ẳ là do các sinh vật phù du trong biển thông qua tác dụng quang hợp mà sản sinh ra. Do đó cho dù là sông ở vùng nào bị ô nhiễm đều ảnh hưởng đến “sản lượng” của oxi trên toàn Trái Đất. Thủy triều và những dòng hải lưu trong biển có thể mang các chất ô nhiễm đi rất xa. Ví dụ những đám nhựa đường trôi nổi từ một số đảo của Nhật, qua hải lưu vận chuyển đã không ngừng xuất hiện ở các bãi cát trên bờ biển Mỹ và Canađa. Vì vậy ô nhiễm biển thường không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay chỉ trong khu vực.

Ô nhiễm biển không có biên giới, những ô nhiễm khác cũng thế. Ví dụ hàm lượng khí cacbonic trong không khí không ngừng tăng lên gây ra nhiệt độ toàn cầu tăng cao; một số khí phế thải của ngành công nghiệp và giao thông hiện đại thải ra, các máy bay phản lực bay trên cao gây nên sự phá hoại đối với tầng ôzôn; không khí bị ô nhiễm khiến cho nhiều nước và nhiều vùng trên thế giới bị mưa axit; dùng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật không những phá hoại sinh thái ở những khu vực sử dụng, thậm chí ở Nam Cực cũng đã phát hiện thấy chất DDT. Những sự thật trên đây chứng tỏ ô nhiễm không có biên giới quốc gia, nó đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cần phải được mọi người cùng quan tâm và chú ý. Chỉ dựa vào một quốc gia hoặc một số người nào đó để ngăn chặn ô nhiễm là hoàn toàn không đủ.

Từ khoá : Ô nhiễm.

Tại sao mạng máy tính lại chia ra mạng cục bộ, mạng đô thị và mạng diện rộng?

Dựa theo quy mô của mạng và khu vực phủ của nó mà có thể chia mạng máy tính ra thành mạng cục bộ (LAN: local area network), mạng đô thị (MAN:...

Vì sao không nên đứng lâu ở những ngã tư giao thông tấp nập?

Các ngã tư thành phố xe cộ qua lại nhộn nhịp, người thưa thớt, do đó thường hấp dẫn những người đi bộ dừng lại ở đây, có người còn mang theo cả trẻ...

Vì sao khi ngủ có người lại ngáy khò khò?

Chắc bạn từng gặp người ngáy rất to khi ngủ, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, nhưng bản thân anh ta ngủ say nên không hề hay biết.

Kim loại đen có phải thực sự có màu đen không?

Kim loại là một gia đình lớn. Trong thiên nhiên có đến 86 nguyên tố kim loại.

Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?

Trong đại chiến thế giới lẩn thứ hai, một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới, 61 nước và khu vực bị cuốn vào cuộc chiến, cướp đi...

Vì sao không khí lạnh ra đến biển thì dần dần giảm yếu?

Không khí lạnh khí áp cao từ Xibêri xa xôi tràn đến. Khi nó tràn về phương Nam gặp không khí ấm sẽ hình thành đỉnh không khí lạnh.

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì.

Vì sao khí hậu ảnh hưởng đến tuổi thọ con người?

Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng: con người sống trong môi trường tự nhiên, sự biến đổi của khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết...

Lôgic dùng để biểu thị tri thức có được không?

Bạn đã từng nghe nói "máy tính cũng có tri thức phải không" Tri thức trong máy tính biểu thị như thế nào?