Vì sao khi ngủ có người lại ngáy khò khò?

Chắc bạn từng gặp người ngáy rất to khi ngủ, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, nhưng bản thân anh ta ngủ say nên không hề hay biết.

Nguyên là khi ngủ, đặc biệt là khi ngủ say, cơ bắp toàn thân chùng nguyên, ngay đến "lưỡi gà" ở cổ họng cũng sa xuống, bị không khí thở ra thở vào làm rung động, gây ngáy khò. Ngáy cũng có thể xuất hiện do sự lưu thông của không khí trong lỗ mũi gặp trở ngại. Khi mũi không thông, thở khó khăn, tự nhiên người ta sẽ thở bằng miệng. Việc thở miệng, đặc biệt là động tác hít vào, sẽ làm chấn động hàm ếch mềm ở phía trên cuống họng. Hàm ếch mềm cùng với không khí và miệng cùng rung động sẽ phát ra tiếng ngáy khò khò.

Theo nguyên lý trên đây, có một số người sẽ hỏi: vì sao mũi không có bệnh mà lại không thông khí? Đó là vì những người này khi ngủ, vị trí của đầu không nằm ngay ngắn, khiến cho mũi không thông. Vì vậy, để tránh tiếng ngáy, lúc ngủ phải chú ý vị trí của đầu, không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng; đừng để mũi bị tắc. Nếu khi ngủ đã quen thở bằng miệng thì tiếng ngáy rất khó loại bỏ. Ngoài ra, một số người có các tuyến lympho ở cuống mũi sưng to, khiến cho mũi không thông nên ngáy to. Trường hợp này ở trẻ em càng hay gặp.

Nếu ngáy to, tốt nhất là đi bệnh viện kiểm tra; nếu ngáy do bệnh thì cần kịp thời chữa trị.

Vì sao ngồi lâu hay đứng lâu, chân sẽ căng to lên?

Nếu bạn ngồi xem kịch hoặc đứng liên tục mấy tiếng đồng hồ, hai chân có cảm giác căng ra. So với ngồi lâu, đứng lâu không vận động càng khó chịu hơn.

Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?

Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá.

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Thế nào là hiện tượng tuần hoàn trong các dãy số?

Hiện tượng tuần hoàn khá phổ biến trong một loạt các dãy số, nếu ta chú ý một chút có thể phát hiện được các chu kì tuần hoàn trong các dãy số.

Tại sao lại phải cắt tỉa cành lá cho cây bông?

Việc cắt tỉa cành lá cho cây bông có tác dụng rất lớn cho tăng sản. Đó là vì, sau khi cắt tỉa cành lá, trước tiên điều chỉnh tình trạng chất dinh...

Tại sao chuồn chuồn phải "đạp nước"?

"Chuồn chuồn đạp nước chầm chậm bay" là câu thơ cổ của Trung Quốc, có thể thấy rằng hiện tượng chuồn chuồn đạp nước đã được mọi người sớm chú ý đến.

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Vì sao gió trên cao mạnh hơn dưới thấp?

Khi ta đứng trên sân thượng hoặc tháp cao thường cảm thấy gió mạnh hơn dưới đất, có thể thấy tốc độ gió tăng lên theo chiều cao. Lấy khu vực Bắc Kinh...

Vì sao xây dựng sân bay trên biển?

Sân bay phần nhiều xây dựng ở ngoại ô thành phố. Ở đó đất rộng, dân cư thưa thớt, tầm nhìn bao la, hơn nữa nó gắn liền với hệ thống giao thông thành...