Khi da bị thương, ta cảm thấy đau. Vết thương càng lớn càng đau. Khi vết thương không may gặp phải muối hay những chất mặn thì rất xót.
Da rất nhạy cảm. Bề mặt da có vô số lỗ chân lông, chỉ một cơn gió nhẹ thoảng qua làm rung lông tơ, ta cũng có thể cảm nhận được. Phần dưới da còn có nhiều sợi thần kinh và các cơ quan cảm thụ khác có thể cảm nhận được sự tiếp xúc, đau và độ nóng.
Nhưng đầu dây thần kinh không trực tiếp lộ ra ngoài mà được giấu dưới bề mặt da. Thông thường, khi bị một cú đấm hay véo thì phần da chỗ đó sẽ có cảm giác đau nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là vì dây thần kinh được da bảo vệ, không bị kích thích kéo dài.
Nếu làn da bị phá hỏng thì tình hình không như thế nữa. Khi đó, những sợi dây thần kinh nhạy với cảm giác đau sẽ bộc lộ ra ở miệng vết thương; mọi kích thích dù nhẹ như gió thổi, ánh nắng mặt trời chiếu... đều ảnh hưởng đến nó và gây ra cảm giác đau. Ngoài ra, cạnh miệng vết thương còn có nhiều tế bào bị viêm, gây chèn ép dây thần kinh. Độc tố do vi khuẩn tiết ra cũng trực tiếp kích thích thần kinh và gây đau (vết thương càng lớn, càng cảm thấy đau càng mạnh).
Vì sao khi miệng vết thương sẽ đau hơn khi chạm phải chất mặn? Đó là vì khi nồng độ muối càng cao, độ kích thích lên các dây thần kinh càng mạnh.