Vì sao người nuôi súc vật cảnh dễ bị bệnh truyền nhiễm?

Cùng với mức sống không ngừng được nâng cao, súc vật cảnh cũng ngày càng quan trọng trong cuộc sống gia đình. Việc nuôi mèo hoặc chó cảnh sẽ tăng thêm không khí vui tươi trong gia đình; người già cô đơn nuôi súc vật cảnh sẽ thấy cuộc sống đỡ buồn tẻ hơn.

Tuy nhiên, việc nuôi súc vật cảnh cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm về bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, khi nhà bạn nuôi mèo, bạn phải đặc biệt cảnh giác với bệnh giun kim.

Giun kim là một loại ký sinh trùng do mèo truyền sang. Trứng giun ra ngoài theo phân mèo, nở thành ấu trùng giun. Khi xâm nhập cơ thể người (qua đường tiêu hóa), ấu trùng sẽ trở thành giun kim, bám vào vách ruột để hút máu. Chúng có thể theo máu đi vào các cơ quan như não, tim, gan, cơ bắp... và sinh sôi nảy nở ở đó. Người nhiễm giun kim phần đông không có triệu chứng rõ ràng, một số trường hợp xuất hiện bướu to sau cổ. Những người miễn dịch kém có thể bị viêm gan, thận, cơ tim và não. Ở phụ nữ có thai, giun kim có thể xuyên qua rau để vào thai, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Giống như người, trong ruột mèo cũng có giun đũa (nhỏ hơn giun đũa của người). Trứng giun đũa của mèo sau khi bài xuất theo phân sẽ gây ô nhiễm thức ăn. Người ăn phải nó sẽ bị bệnh; đặc biệt là trẻ em sau khi mắc bệnh giun đũa thường xuất hiện các chứng kém ăn, bụng trướng, sốt, thiếu máu... Việc nuôi chó cảnh cũng không an toàn. Nếu bị chó dại cắn thì hiệu suất tử vong rất cao. Một vật nuôi khác là chim vẹt cũng dễ gây bệnh sốt anh vũ.

Vì sinh vật cảnh dễ truyền bệnh. Vì vậy, khi nuôi chúng phải có những biện pháp đề phòng tốt như tiêm dự phòng định kỳ, giữ gìn vật nuôi sạch sẽ...

Có phải đường là chất có vị ngọt lớn nhất không?

Người ta dùng độ ngọt để đo mức độ của một chất có vị ngọt. Tiêu chuẩn độ ngọt được xác định như sau: Quy định đường mía có vị ngọt là 100.

Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?

Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa… Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe...

Vì sao Mặt trời phát sáng và phát nhiệt?

Mặt trời giống như một Quả cầu lửa nóng bỏng, chói chang. Hàng giờ hàng phút nó đều bức xạ một năng lượng lớn, phát ra ánh sáng và nhiệt trong vũ trụ,...

Vì sao không nên để thức ăn mặn lâu trong nồi nhôm?

Nồi chảo gò bằng nhôm nhẹ, bền, đẹp. Người ta thường dùng nhôm để chế tạo ấm đun nước, nồi nấu cơm, nấu thức ăn hết sức tiện lợi.

Vì sao lại có hồ nước ngọt, hồ nước mặn?

Nước là một loại dung môi. Trong các loại dung dịch nước đều hàm chứa một phần muối (khoáng chất).

Vì sao động vật ngủ đông không bị chết đói?

Mỗi khi khí hậu dần dần trở lạnh, thức ăn khan hiếm thì có nhiều động vật đã đi vào ngủ đông. Bởi vậy, hiện tượng ngủ đông là một phương thức thích nghi của động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn đối với môi trường không thuận lợi.

Để phát huy tác dụng chữa bệnh, thuốc có liên quan với thụ thể như thế nào?

Thuốc và chất độc sau khi vào cơ thể sẽ có tác động khác nhau. Thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh, còn chất độc sản sinh phản ứng có hại đối với cơ...

Vì sao có người "ngã nước"?

Trong cuộc sống thường ngày ta thường gặp trường hợp: người chuyển đến một vùng mới, vì môi trường địa lý đột nhiên thay đổi mà cảm thấy khẩu vị không...

Vì sao có thể nói toán học là khoa học về quan hệ tức “quan hệ học”?

Toán học nói chung là tìm các mối liên quan giữa số và hình, thông qua các mối quan hệ đặc biệt để nhận thức các quy luật khách quan. Vì vậy chúng ta...