Tại sao loài vượn người không thể biến thành loài người?

Trừ loài người ra, loài vượn người là động vật bậc cao nhất trong vương quốc động vật, bao gồm vượn tay dài, tinh tinh, hắc tinh tinh, đại tinh tinh. Về ngoại hình, chúng giống với loài người nhất, về mặt quan hệ thân thuộc, chúng gần gũi với loài người nhất, đó là do cả hai đều có tổ tiên chung là vượn cổ.

Loài người và loài vượn người có rất nhiều điểm chung, vậy thì cùng với sự chuyển dịch của thời gian, loài vượn người hiện đại đang trong quá trình tiến hoá theo giai đoạn cao cấp, có khả năng biến thành loài người không nhỉ?

Mấy triệu năm trước, một số vượn cổ sinh sống ở trong các khu rừng lớn rậm rạp, trong cuộc đọ sức thời gian dài với thiên nhiên, đã hình thành phương thức sinh sống quần cư. Chúng cùng săn mồi, học tập lẫn nhau, cùng hợp tác, nhanh chóng đi theo một con đường lao động tập thể. Thông qua phương thức sinh sống như vậy, chúng đã vận dụng đầy đủ trí tuệ của bầy đàn, sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết và các loại công cụ, đồng thời còn xuất hiện sự phân công giữa tay và chân, giải phóng nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể của chi trước, để biến thành tay có thể làm các công việc tỉ mỉ. Sự xuất hiện của ngôn ngữ và sự phân công của tay chân, đã thúc đẩy sự phát triển của não, theo các nhà khoa học suy đoán, trọng lượng não của con người hiện nay nặng gấp 2 ~ 3 lần so với trọng lượng não của vượn cổ.

Loài vượn người hiện nay là một nhánh phân hoá của vượn cổ, tuy cũng trải qua năm tháng tiến hoá dài như vậy, nhưng chúng chỉ có thể sử dụng công cụ lao động đơn giản, không biết sáng tạo ra công cụ lao động, hơn nữa chúng chưa thực sự thực hiện được sự phân công giữa tay và chân, còn chưa thoát khỏi phạm trù lao động bản năng của động vật.

Điều quan trọng hơn là loài vượn người sinh sống trong rừng, sống cuộc sống gia đình nhỏ, giữa đồng loại với nhau hầu như không có sự qua lại. Chúng không có cuộc sống cộng đồng, do vậy không thể tích luỹ được kinh nghiệm cuộc sống nhiều, cũng không thể tiến hành trao đổi với nhau, chính vì sự khác biệt về phương thức sinh hoạt này khiến cho loài vượn người ngày nay không thể biến thành loài người được.

Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy “máu” chảy ra

Ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang của Trung Quốc có một loại cây thân mây, song có ra quả. Cây này thường quấn quanh...

Có đúng là nhiều người sinh ra với ba con mắt?

Theo cách hiểu thông thường thì điều này sai. Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng rãi và khoa học thì thô ng thường mỗi người có một "con mắt thứ ba" nằm ở...

Vì sao nói chung nữ thấp hơn nam?

Nói chung đa số nữ thấp hơn nam, đương nhiên cũng có nam giới thấp, nhưng đó là thiểu số.

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.

Tại sao rừng có thể trị bệnh?

Phương pháp dùng rừng chữa bệnh gọi là liệu pháp rừng. Rừng trị bệnh không phải như tiêm hay uống thuốc mà nhờ “chất sống” do rừng phát ra cùng với...

Làm thế nào để có thể di chuyển cả một toà nhà?

Trong quy hoạch xây dựng một con đường của khu đô thị mới thường gặp phải tình trạng có một tòa nhà mới xây nằm trên tuyến đường. Vậy phải làm như thế nào?

Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?

Do tiếp thu nguồn thức ăn nghèo nàn về protein và vi chất, các nhóm người và động vật sống trong vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo đã thích nghi theo...

Tại sao hải âu hay bay theo tàu biển?

Những ngày trời nắng, nếu bạn đi dạo trên bờ biển, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm, thường có thể thấy đàn chim hải âu màu bạc sáng lóng lánh, giang rộng đôi cánh, rất bình thản bay theo tàu biển.

Ho gà có phải là ho mãi "trăm ngày" không?

Bệnh ho gà do loài khuẩn đũa ho gà gây nên. Đó là loại bệnh đường hô hấp cấp tính, trẻ em 1-6 tuổi rất dễ mắc.