Con người vì sao biết xấu hổ?

Có một số người khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là với người lạ, thầy giáo hoặc người lớn tuổi, thường cảm thấy xấu hổ và sợ hãi. Họ thường lắp bắp, nói nhỏ, thậm chí có lúc nói không ra lời. Tại sao vậy?

Trước hết, đó là vì nguyên nhân tâm lý. Người hay xấu hổ thường cảm thấy mình yếu đuối và vô cùng tự ty. Trong đó, có người thiếu lòng tự tin, quá lo lắng là mình sẽ để lại ấn tượng không tốt cho người khác, luôn lo sợ người khác khinh mình. Có người trong giao tiếp gặp phải trắc trở, từ đó trở nên thiếu mạnh dạn.

Thứ hai là nguyên nhân về sinh lý. Phản ứng sinh lý khi xấu hổ hoàn toàn giống như trạng thái căng thẳng: tim đập nhanh, cơ bắp căng thẳng, hàm lượng các chất kích thích trong máu và trong não tăng cao. Lúc đó, nhịp tim rối loạn, mặt đỏ, tay run, thậm chí toát mồ hôi.

Thứ ba là nguyên nhân về xã hội. Khi Lâm Đại Ngọc trong "Hồng Lâu mộng" vừa đến Giả phủ thì rất thẹn thùng e ngại. Hình tượng này được cho là điển hình của nữ tính, nhận được sự đồng cảm của xã hội. Theo một điều tra ở Nhật Bản, đa số người được hỏi đền cho rằng, phẩm chất nên có của nam giới là tính cương nghị; còn phẩm chất nên có của phụ nữ là tính dịu dàng, mà xấu hổ là một biểu hiện.

Làm thế nào để khắc phục tâm lý xấu hổ? Thứ nhất, phải tăng cường lòng tự tin, khẳng định đầy đủ chỗ mạnh của mình, khuếch trương chỗ mạnh, tránh chỗ yếu. Thứ hai, phải tranh thủ cơ hội tranh luận (trước dễ, sau khó) để rèn luyện. Ví dụ: Chủ động phát biểu trước nhiều người quen biết, sau đó mở rộng phạm vi và tăng thêm độ khó; cuối cùng là phải tiếp xúc nhiều với những người có tính cách cởi mở, lạc quan, nhiệt tình để có lợi cho việc khắc phục tâm lý xấu hổ.

Bệnh di truyền phát sinh như thế nào?

Trong quan niệm của người xưa, bệnh di truyền có liên quan tới cơ quan sinh dục. Cùng với sự phát triển của sinh vật học phân tử hiện đại, loài người...

Tại sao từ vòng tuổi có thể đoán được tuổi của cây?

Cây cối đều sống tương đối lâu. Trong giới tự nhiên có nhiều loài cây to sống được hàng trăm năm, thậm chí có cây cổ thụ sống được hàng nghìn năm.

Vì sao vàng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật?

Vàng thuộc vương quốc của các kim loại con cưng. Từ xưa đến nay, vàng được dùng đúc tiền quý, được chế tác thành các đồ nữ trang quý giá.

Tại sao nói cây lan quân tử lại không phải là lan?

Lan quân tử là một loại thực vật thân thảo xanh tươi quanh năm, thường để bày biện trong các hội trường, phòng khách, thưởng thức trong gia đình. Từ...

Vì sao không nên ăn nhiều loại thực phẩm hun khói hoặc thịt quay?

Rất nhiều người thích ăn loại thực phẩm hun khói hoặc thịt quay, ví dụ như nướng từng xâu thịt dê, v.v.

Vì sao trời mưa lại ngủ ngon hơn?

Khi trời mưa, bầu trời có xu hướng âm u, tối hơn bình thường. Khi đó cơ thể ta sẽ bắt đầu lầm lẫn với khi trời tối, cơ thể sẽ dựa theo cơ chế vận hành mà tiết ra lượng hooc môn Melatonin gây buồn ngủ nhiều hơn

Vì sao phải nghiên cứu những phân tử giữa các vì sao?

Các nhà thiên văn gọi chung các chất như khí, bụi giữa các vì sao là một vật chất giữa các vì sao. Những năm 30 của thế kỷ XX các nhà khoa học đã dùng...

Tại sao bề mặt bên ngoài toà nhà Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông có rất nhiều hình tam giác?

Dải đất dọc theo bờ biển từ Loan Tử đến Trung Hoàn ở Hồng Kông là một trong những nơi tập trung các cơ quan tài chính tiền tệ thương nghiệp của Hồng...

Tại sao khi xây đập nước cần phải làm mương máng cho bè gỗ và cá qua lại?

Đập nước còn được gọi là "đập lớn ngăn sông", nó cắt ngang dòng sông, khiến cho nước sông ở phía thượng lưu dồn lại thành hồ chứa nước. Mặt nước trong...