Vì sao phải hạn chế và loại bỏ "rác thải vũ trụ"?

Kể từ ngày 4/10/1957, Liên Xô cũ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên đến nay, loài người đã phóng vào vũ trụ hàng vạn vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy bay vũ trụ và các phòng thí nghiệm vũ trụ. Trong số những thiên thể nhân tạo này, có một số vì gặp sự cố mà nổ tung biến thành các mảnh vụn; có một số hết tuổi thọ làm việc tự nhiên bị đào thải, nhưng những thiên thể nhân tạo đó không mất đi mà trở thành “rác thải vũ trụ”, chúng bay lơ lửng quanh Trái Đất trong vũ trụ. Đến nay người ta đã đo được trong vũ trụ có khoảng hơn 35 triệu mảnh thiên thể, trong đó những mảnh tương đối to có khoảng 17 nghìn mảnh. Ngày nay “rác thải vũ trụ” đang không ngừng tăng lên. Theo thống kê của các chuyên gia, đến năm 2000, “rác thải vũ trụ” sẽ tăng đến hàng vạn tấn.

Những “rác thải vũ trụ” này cùng với vệ tinh đang làm việc đêm ngày quanh Trái Đất với tốc độ cao. Chúng sẽ trở thành những mối nguy hại lớn cản trở khai thác khoảng không vũ trụ của loài người. Ví dụ ở độ cao cách mặt đất 2.000 km, một bột kim loại nhỏ có đường kính 0,5 mm, sức va đập của nó đủ để xuyên thủng quần áo của nhà du hành vũ trụ gây ra tử vong; đường kính của một mẩu nhôm khoảng 1 cm nếu va đập vào máy bay vũ trụ thì sức mạnh tương đương với hai xe ô tô đâm vào nhau, khiến cho máy bay đó hư hỏng hoàn toàn; cho dù là một mảnh sơn của vệ tinh bong ra cũng đủ để xuyên thủng con tàu vệ tinh nhân tạo. Năm 1991 máy bay vũ trụ của Mỹ để tránh va chạm với con tàu vũ trụ đã bỏ đi đang bay lơ lửng trong không trung đành phải thay đổi quỹ đạo bay ban đầu. Ngoài ra, “rác thải vũ trụ” còn có thể tán xạ các loại tia sáng, ảnh hưởng đến công tác quan sát thiên văn vũ trụ.

Đối với “rác thải vũ trụ” ngày càng tăng, các nhà khoa học vũ trụ của các nước đang tìm cách để khống chế và loại bỏ chúng. Đề tài mà họ nghiên cứu là làm thế nào để thu hồi được các vệ tinh theo thời gian đã định, làm thế nào để đào thải tàn dư của chất đốt tên lửa một cách có hiệu quả nhằm tránh những vụ nổ gây ra những mảnh vụn trong vũ trụ, làm thế nào để thu gom những mảnh kim loại nhỏ trong vũ trụ, làm thế nào để xây dựng trạm “rác thải vũ trụ”, tập trung các mảnh tàn dư thiên thể lại với nhau v.v..

Từ khoá: Rác thải vũ trụ; Vệ tinh nhân tạo.

Tại sao các nhà sinh thái học phải đưa ra đề nghị bảo vệ loài sói?

Trong tình hình này, loài người bắt đầu bắt giết sói hoang, đặt bẫy, thuốc độc, đạn..., tất cả những thủ đoạn có thể sử dụng được đều được dùng để đối phó với loài sói hoang.

Vì sao khi ăn rau cần phải rửa sạch, ăn hoa quả phải gọt vỏ?

Rau, hoa quả, dầu thực vật chúng ta mua ở chợ về hầu như đều chứa thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù có những loại thuốc trong quá trình canh tác không hề...

Vì sao đèn nêông có nhiều màu?

Vào ban đêm ở các thành phố, đô thị, nhà nhà đã lên đèn. Nào là đèn sáng trắng, đèn ánh sáng ban ngày, đèn ánh sáng cầu vồng nhiều màu, khoe sắc lung...

Vì sao núi Phú Sĩ vươn cao khác thường?

Biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc -ngọn núi Phú Sĩ tuyệt mỹ lâu nay vẫn khiến các nhà khoa học thắc mắc. Có cái gì đó hơi bí ẩn ở nơi đây: Ngọn núi...

Kiến trúc thành phố hoà hợp với con người và thiên nhiên như thế nào?

Các công trình hiện đại là nơi tiêu hao chủ yếu nguồn năng lượng thiên nhiên. Theo thống kê của Liên hợp quốc, nguồn năng lượng bị tiêu hao có liên...

Tại sao tàu ngầm có thể chạy thoải mái ở dưới nước?

Tàu thuỷ thông thường chỉ có thể chạy ở trên mặt biển, nhưng tàu ngầm thì trái lại, nó không những chạy ở trên mặt nước, mà còn có thể lặn xuống biển...

Cuộc chiến điện tử chính là cuộc chiến thông tin chăng?

Cuộc chiến điện tử (Electronic Warfare) khác với cuộc chiến thông tin (Information War - IW). Có thể nói cuộc chiến thông tin bao hàm cuộc chiến điện...

Tại sao đồng hồ con quay có thể xác định được phương hướng?

Tàu bè khi đi biển, máy bay bay trên trời đều cần phải biết phương hướng chính xác của mình.

Tại sao nước đun sôi có cặn trắng?

Đun sôi nước lên và bạn sẽ thấy xuất hiện các cặn, cục nhỏ, lắng đọng ở đáy ấm đun. Thực chất, đây là phản ứng hóa học xuất hiện trong quá trình đun nước...