Vì sao phải đắp đảo nhân tạo trên biển?

Trong biển có nhiều đảo, chúng đều là đảo tự nhiên. Ngày nay nhiều nước trên thế giới lấp biển xây dựng đảo nhân tạo. Họ dùng đất đá và các phế liệu để xây dựng những hòn đảo gần bờ biển, dùng đập hoặc cầu vượt hoặc đường ngầm để nối liền đảo nhân tạo với lục địa.

Công dụng của đảo nhân tạo rất nhiều, có đảo trên đó đặt giàn khoan dầu, như vậy có thể khai thác dầu theo giếng khoan như trên lục địa, sau đó thông qua kho dầu, bơm vận chuyển dầu theo đường ngầm dưới biển để đưa dầu lên bờ. Ưu điểm của loại đảo này là các công trình trên đó ổn định, không sợ sóng gió, nhưng chỉ thích hợp với khai thác dầu ở những vùng biển cạn gần bờ. Giếng dầu Thắng Lợi trên đảo Trình của Trung Quốc là đảo đắp. Có những đảo đắp dùng để xây dựng cảng nước sâu, sân bay, nhà máy phát điện hạt nhân cỡ lớn, nhà máy gia công thuỷ sản, nhà máy gang thép, nhà máy giấy v.v.. Nhật Bản xây dựng khu liên hợp gang thép trên đảo đắp ở vịnh Tôkyô. Trên đảo sử dụng diện tích 5,1 triệu m2 để xây dựng 7 lò luyện gang, 5 xưởng luyện thép, 2 xưởng cán thép tấm, sản lượng hằng năm 6 triệu tấn gang thép. Thành phố gang thép trên biển này cách bờ 7 km, chung quanh nước sâu 10 m, dùng đường ngầm đáy biển để nối liền bờ.

Điều làm cho người ta chú ý là đảo đắp có quy mô lớn, nhà máy liên hợp đầy đủ, còn gọi là thành phố trên biển. Nó có thể làm khu dân cư, sản xuất, sinh hoạt và các vũ trường du lịch. Nhờ sự lớn mạnh của kinh tế và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, một số nước có vùng duyên hải phát triển đã xây dựng thành phố trên biển, dời dân ra biển, mở ra con đường làm dịu tình hình trạng đô thị chật hẹp.

Ngày nay thành phố biển quy mô tương đối lớn trên thế giới là đảo đắp Shenhu của Nhật Bản. Thành phố này nằm ở phía nam thành phố Shenhu 3 km, nước biển sâu 12 m, chiều đông - tây dài 3 km, nam - bắc rộng 2 km, diện tích là 4,36 triệu mét vuông, kinh phí mất 530 tỉ yên, thời gian xây dựng 15 năm, 80 triệu m3 đất đá được đổ xuống biển để đắp đảo. Vì thế mà trên đất liền phải san bằng hai ngọn núi. Thành phố trên biển này ngoài khách sạn quốc tế, cửa hàng, viện bảo tàng, bệnh viện, trường học, công viên, các vũ trường nghỉ ngơi ra còn có 6.000 căn hộ, bên ngoài thành phố còn có cầu cảng chứa côngtennơ vào loại bậc nhất thế giới, có thể đồng thời đậu 28 tàu để bốc dỡ hàng. Đảo đắp này còn xây dựng một cầu hai tầng, rộng 14 m, dài 300 m để nối với cảng mới của thành phố Shenhu.

Qua đó có thể thấy việc đắp đảo nổi trên biển không còn là chuyện thần thoại. Thế kỷ XXI sẽ có nhiều đảo nổi xuất hiện trên biển mênh mông, trở thành không gian lao động và sản xuất của con người trên biển, dùng làm môi trường phát triển hài hoà giữa con người với thiên nhiên, làm căn cứ khai thác tài nguyên biển.

Tại sao có một số động vật thích cuộc sống bầy đàn?

Có một số động vật có bản năng tự nhiên sống độc lập. Ví dụ như hổ chúa sơn lâm nổi tiếng, ngoài lúc sinh sản ra thì luôn không thích làm bạn cùng với đồng loại, thậm chí không chịu đến gần đồng loại.

Trên Mặt trăng có “biển” và “lục địa” không?

Buổi tối nhìn lên Mặt Trăng, bạn có thể thấy trên đó có chỗ sáng, chỗ tối. Người xưa không giải thích được hiện tượng này, nên tưởng tượng trên Mặt...

Tại sao âm thanh nghe trong điện thoại bị rè?

Khi gọi điện thoại, thỉnh thoảng ta nghe thấy tiếng rè hay tiếng rít chói tai trong điện thoại. Tiếng rè trong điện thoại là do thiết bị khuếch đại...

Vì sao giấy Tuyên lại đặc biệt phù hợp cho thư pháp Trung Quốc và hội hoạ?

Thư pháp Trung Quốc và hội hoạ là trong những tinh tuý về văn hoá truyền thống của người Trung Quốc. Ngoài sự khéo léo tinh vi của các nhà hội hoạ,...

Cuộc thi toán ra đời từ bao giờ?

Những người yêu thích toán học đều biết các cuộc thi toán học. Thế nhưng các bạn có biết các cuộc thi toán bắt đầu từ bao giờ không?

Tia vũ trụ là gì?

Thế giới tự nhiên mở ra trước mắt ta một cảnh tượng muôn màu, muôn vẻ. Các tia từ khắp chốn trong không gian bắn về Trái Đất, đưa lại cho ta chiếc...

Sao chổi là gì?

Trên bẩu trời đêm đen thẫm đột nhiên vút ngang một vị khách lạ hiếm hoi, chói sáng và có hình dạng kỳ dị: đẩu nhọn, đuôi to trông giống như một chiếc chổi quét nhà bình thường. Người ta quen gọi đó là sao chổi...

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Tại sao phải nghiên cứu thuật toán?

Nói theo cách thông tục thì thuật toán là cách thức cụ thể giải quyết vấn đề. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du và Gia Cát Lượng để đập tan cuộc tiến...