Like
Share
Copy link
Chính độ dày hay chiều cao của đám mây là nguyên nhân khiến cho mây có màu xám. Khi mây mỏng, chúng sẽ để cho phẩn lớn ánh sáng xuyên qua và có màu trắng. Nhưng cũng như những vật thể truyền ánh sáng khác, mây sẽ tuân theo quy luật càng dày càng ít ánh sáng có thể xuyên qua.
Trước hết chúng ta cẩn tìm hiểu qua về bản chất của mây. Mây là tập hợp của rất nhiều hạt nước hoặc tinh thể đá nhỏ li ti, được tạo thành khi hơi nước ngưng tụ lại trong những túi không khí đang bốc lên. Trong điều kiện thời tiết bình thường, không khí tiếp tục được đẩy lên khiến cho đám mây được bồi đắp thêm.
Những hạt nước và tinh thể đá nhỏ xíu này có kích cỡ nhỏ vừa đủ để có thể phân tán tất cả các màu sắc của ánh sáng. Khi ánh sáng được hợp thành từ tất cả các màu, nó sẽ được mắt chúng ta cảm nhận là màu trắng.
Khi mây mỏng, chúng sẽ để cho phẩn lớn ánh sáng xuyên qua và lúc đó mây có màu trắng. Khi độ dày của đám mây tăng lên, phẩn đáy của đám mây sẽ có màu tối hơn do ít ánh sáng xuyên qua, nhưng vẫn có thể phân tán được tất cả các màu. Bằng mắt thường chúng ta sẽ nhìn thấy đám mây có màu xám và nếu để ý ta sẽ thấy phẩn đáy phẳng của đám mây luôn có màu sẫm hơn so với mặt bên.
Vì sao gần đây các xí nghiệp Bảo vệ môi trường lại phát triển mạnh mẽ?
Vì sao thuốc bảo vệ thực vật không thể khống chế có hiệu quả các loài sâu có hại?
Tại sao các kiến trúc có tính đàn hồi có thể chống ảnh hưởng của động đất?
Tại sao đánh rắn phải đánh "bảy tấc"?
Có thể tẩy sạch màu trên gốm được không?
Vì sao tã lót "thấm nước" lại không bị ướt nước tiểu?
Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?
Vì sao nơi mà các con sông lớn đổ ra biển thường có Vùng châu thổ?
Tại sao trên ô tô có nhiều đèn đến thế?