Tổ yến trên bữa tiệc có phải được lấy từ tổ của chim én không?

Tổ yến không chỉ là một món ăn nổi tiếng trong các bữa tiệc, mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, chứa nhiều loại axit amin, đường, muối vô cơ..., có hiệu quả chữa bệnh và tác dụng tẩm bổ rất tốt đối với những người mắc bệnh đau dạ dày, bệnh phổi, hen suyễn... và những người có cơ thể suy nhược.

 

Có người cho rằng, tổ yến chính là được làm từ tổ của chim én bình thường, thực ra không phải như vậy. Tổ của chim én được làm từ đất sét, cỏ khô và một ít nước dãi dính trong miệng, "tổ én" này so với tổ yến được làm rất tinh xảo và được coi là vị thuốc quý quả thật là khác xa một trời một vực. Tổ yến được nói ở đây là một loại tổ được làm từ chim yến vàng.

Chim yến vàng (chim yến) sống trên các hải đảo ở vùng nhiệt đới Châu á; ở trên đảo Hải Nam Trung Quốc cũng có dấu vết hoạt động của chúng. Thân của chim yến dài khoảng 18 cm, giữa đám lông màu nâu sẫm có ánh lên màu vàng, từ đầu đến đuôi giống như hình én, do đó được gọi là chim én vàng. Chim yến thích quần cư, thích sống ở trong hang tối trên vách dốc đứng ở bờ biển hoặc ở đảo của núi sát biển, thường là hàng trăm hàng nghìn con sống với nhau.

Tuy trong tên của chim yến vàng cũng có chữ "yến", nhưng nó lại có quan hệ rất xa với chim én nhà mà chúng ta thường thấy, chúng vừa không cùng họ lại vừa khác bộ. én nhà thuộc bộ chim tước, còn chim yến vàng thuộc về họ Vũ yến bộ Vũ yến.

Hằng năm vào mùa xuân, chim yến bắt đầu làm tổ để sinh đẻ. Họng của nó có tuyến dưới lưỡi rất phát triển, có thể tiết ra rất nhiều nước dãi rất dính, đây là vật liệu chủ yếu để làm tổ. Chúng nhổ từng bãi nước bọt từ trong miệng, góp ít thành nhiều, trong không khí ẩm ướt của hang núi, những bãi nước dãi tự nhiên đông cứng lại, qua 20 - 30 ngày, một chiếc tổ nhỏ trong suốt, đường kính 6 ~ 7 cm, sâu 3 ~ 4 cm, hình dáng giống như bát đĩa thông thường được tạo thành, đó chính là tổ yến.

Chim yến trong một năm có thể làm tổ vài lần. Lần làm tổ thứ nhất hoàn toàn là do nước dãi đông thành, màu trắng như tuyết, giá trị dinh dưỡng cao nhất, là tổ yến cao cấp. Sau khi người ta lấy tổ yến được làm lần thứ nhất, chim yến lập tức bắt tay vào khởi công làm tổ lần thứ hai. Tuy nhiên, nước dãi lần này đã không còn nhiều nữa, chim yến đành phải mổ lông trên thân xuống trộn với nước dãi xây thành chiếc tổ, chất lượng của tổ này tương đối kém. Khi tổ làm lần thứ hai lại bị lấy đi, chim yến chăm chỉ sẽ tiếp tục làm tổ lần thứ ba, lần này làm khó khăn hơn, nước dãi chỉ còn lại rất ít, lông trên thân cũng không còn nhiều, nhưng loài chim ngoan cường này vẫn không nản lòng, chúng bay ra biển ngậm trong miệng rong biển và các sợi thực vật khác, trộn với một ít nước dãi, lại tạo thành một chiếc tổ lần nữa. Đương nhiên, chất lượng của tổ này thì kém hơn rồi. Lúc này, người lấy tổ yến cũng thôi không tiếp tục lấy nữa, nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng một năm của tổ yến. Bạn thấy đấy, chim yến dùng một chút nước dãi, góp từng chút, từng chút để làm tổ, là một công trình tốn biết bao nhiêu thời gian cơ đấy!

Tại sao các công trình sư có thể "nhìn thấy" ứng suất ở bên trong vật liệu?

Các ngoại lực mà kết cấu công trình phải chống chịu trong quá trình sử dụng, thường bao gồm trọng lượng bản thân kết cấu, phụ tải do hoạt động của con...

Vì sao nên nghỉ ngơi trước và sau khi ăn?

Dạ dày và ruột mỗi ngày phải tiêu hóa 3 bữa ăn. Trong quá trình đó, ngoài việc nhào trộn thức ăn thành dạng hồ, hệ tiêu hóa còn phải tiết ra các chất...

Vì sao phải bảo vệ chim, bảo vệ cóc nhái?

Cóc nhái là loài bắt sâu rất mạnh, là người bạn hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Các chuyên gia sau khi phân tích thức ăn của các loài cóc cho...

Kiến trúc tường kính có những nhược điểm gì?

Trong các thành phố lớn hiện đại hoá, nhiều kiến trúc cao tầng đã dùng kết cấu "tường kính" mới mẻ đẹp mắt. Đó là một loại kính đặc biệt, dùng công...

Kĩ thuật "nhân bản vô tính" có thể cứu các loài vật khỏi bị tiêu diệt không?

Kể từ khi các nhà khoa học Anh “nhân bản vô tính” con cừu “Đôli” đến nay, đã có tiếng vang rất lớn trên thế giới. Ngoài cừu ra thì những động vật khác...

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu...

Tại sao chó sói hay hú vào ban đêm?

Ở những làng ven núi hoặc khu chăn nuôi, lúc đêm khuya thanh vắng, thường nghe thấy tiếng hú của bầy sói.

Vì sao người lớn tuổi hay bị đãng trí?

Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi vốn dĩ không phải là bệnh. Đây là hội chứng lâm sàng gây ra bởi những tổn thương hoặc thoái hóa của bộ não trong quá trình hình thành và phát triển.

Vì sao phải đắp đảo nhân tạo trên biển?

Trong biển có nhiều đảo, chúng đều là đảo tự nhiên. Ngày nay nhiều nước trên thế giới lấp biển xây dựng đảo nhân tạo.