Bước vào vườn cây cảnh trong công viên thực vật Thượng Hải, bạn sẽ thấy có một số cây già trong chậu cảnh đã sống được mấy chục năm, thậm chí mấy trăm năm mà trông chúng vẫn đầy sức sống, cành xanh lá biếc, cứng cáp nhiều dáng nhiều thế. Tại sao những cây trụ nhỏ cao chưa tới 1 m lại có tuổi lâu đến vậy.
Hóa ra, cây sống trong chậu cảnh, có một loại không phải từ nhỏ sinh trưởng trong chậu cây, chúng ban đầu đa phần sinh trưởng ở núi sâu hoang dại, hoặc do con người chặt phá, hoặc do già khô rỗng tâm, hoặc mục nát, thường thường phần thân trên đất của cây bị chặt đi, nhưng mầm cây trên phần gốc của thân đang trong thời kì ngủ, và bộ phận dưới đất vẫn đang sống. Những người làm vườn đã lợi dụng đặc tính này, đào phần trụ cây có dáng thế riêng cùng cả phần dưới đất lên, cắt tỉa chỉnh cành, dùng đất dinh dưỡng thích hợp trồng và tiến hành chăm sóc cẩn thận. Như vậy, những chiếc mầm ngủ đã lâu, nay lại được khôi phục sức sống, dần dần ra cành, ra lá. Sau đó dùng phương pháp nhân tạo uốn những cành non mới mọc ra thành các thế dáng đẹp, rồi trồng vào chậu cây. Tạo ra những chậu cảnh muôn hình muôn vẻ, sức sống dồi dào. Ngoài ra, còn có một loại cây từ nhỏ sinh trưởng trong chậu cây, dùng phương pháp nhân tạo như buộc, cắt tỉa để khống chế sự sinh trưởng của cây, khiến cho cây có các kiểu dáng đẹp.
Về dáng vẻ mà nói, cây sống trong chậu có cây thật sự rất nhỏ, nhưng về dáng vẻ cứng cáp của cây thì có thể thấy tuổi của chúng không ngắn tí nào, ít nhất sống được mấy năm, mấy chục năm, thậm chí mấy trăm năm. Đó là nhờ vào kỹ thuật làm vườn và kĩ xảo nuôi trồng truyền thống của Trung Quốc, khiến cho cây trong chậu cảnh bị khống chế sinh trưởng.
Có một số loại hoa mai trồng nhiều năm trong chậu, thân cây cứng cáp, có thể ra hoa hàng năm, nhưng không để cho nó lớn thành cây to, trong nghề làm vườn gọi là “mai trụ”. Dùng mai trụ làm cây cảnh cần có kĩ thuật, trước tiên phải bổ cây ra làm hai nửa, đem trồng một nửa cây mai trụ vào trong chậu, như vậy có thể ra hoa hàng năm, có dáng vẻ riêng, trong làm vườn gọi là “mai bổ”.
Có lẽ sẽ có người hỏi, cây đã bị bổ ra thành hai nửa tại sao còn có thể sống, ra hoa được? Kiểu gì vậy?
Hóa ra, cây cối có các ống dây trong lớp nhẫn bì, có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, các ống dẫn trong phần lõi gỗ vận chuyển nước, nếu bóc sạch lớp vỏ của cây đi, sự vận chuyển các chất dinh dưỡng sẽ bị ngắt đoạn giữa chừng, cây sẽ chết. Nhưng nếu bổ cây thành hai nửa, mỗi nửa đều vẫn giữ hoàn chỉnh sức sống của rễ, thân, cành lá, vậy thì chất dinh dưỡng mà lá ở một nửa tạo ra vẫn có thể thông qua các ống dây của bộ phận nhẫn bì chuyển xuống dưới và muối vô cơ thông qua ống dẫn của bộ phận chất gỗ vận chuyển lên trên, hai nửa đều có thể tự sống, ra hoa và sinh trưởng bình thường.
Trong các loại cây, không chỉ có mai trụ là có thể sống như vậy, mà còn có nhiều loại khác nữa như tử vi, lựu cũng có thể bổ thành hai nửa tiếp tục sống. Theo cách này chúng ta có thể tạo ra các loại chậu cảnh với nhiều thế.