Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?

Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ "ngũ” (năm) và "thập" (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa "toàn bộ" hoặc "viên mãn" (trọn vẹn). Thí dụ:

- "ngũ vị” (năm mùi vị);

- "ngũ sắc" (năm màu sắc) đều dùng để chỉ tất cả các mùi vị và tất cả các mầu sắc;

- "ngũ cốc phong đăng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các thứ lương thực dùng cho con người;

- ngoài ra tất cả các nội tạng trong cơ thể con người được gọi gộp là "ngũ tạng”;

- các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ được gọi chung là "ngũ nhạc”.

- còn năm loại vật chất kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ được gọi chung là "ngũ hành”, tức là chỉ nguồn gốc của vạn vật trong trời đN

Còn các từ dùng chữ "thập" để nói lên ý toàn bộ trọn vẹn thì có:

- "thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn);

- "thập mỹ" (hoàn toàn tốt đẹp);

- "thập phân mãn ý” (mười phần vừa ý);

- "thập ác bất xá" (tất cả các điều ác đều không tha)...

Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn "năm" và "mười" nhiều, thế thì tại sao nói rằng nhân dân Trung Quốc thích dùng hai chữ "ngũ” và "thập” để nói lên sự trọn vẹn đầy đủ? Điều này không tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các ngón tay trên hai bàn tay để tính các con số.

Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thủy còn chưa có văn tự, càng chưa có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai bàn tay của mình để so sánh, sau khi lần lượt so sánh hết ngón tay của mình rồi thì không còn có cách nào đếm thêm nữa, một bàn tay thì có năm ngón tay, hai bàn tay thì có mười ngón tay, vì thế sau đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là trọn vẹn nhất, đầy đủ nhất. Thí dụ sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng phấn khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể là nhiều hơn 10, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà người ta có thể biểu đạt.

Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn

Về sau văn hóa dần dần phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng cái tập quán dùng năm và mười để nói lên ý toàn bộ trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm.

Trong lòng Trái Đất như thế nào?

Ngày nay con người đã có thể lên Mặt Trăng để thăm dò, khám phá, nhưng trong lòng Trái Đất ra sao thì hiểu biết còn rất ít. Lấy những giếng khoan dầu...

Mùa đông khi có gió tây bắc vì sao thời tiết dễ trong sáng?

Mùa đông miền Đông Nam Trung Quốc có gió tây bắc đến từ các vùng Xibêri của Nga và Mông Cổ. Ở những vùng đó mùa đông vô cùng lạnh giá.

Các nhà du hành sinh hoạt trong vũ trụ như thế nào?

Vũ trụ là nơi trọng lực rất bé, ở đó sinh hoạt của các nhà du hành khác xa trên mặt đất. Ví dụ ăn.

Tại sao diễn viên xiếc không làm rơi những chiếc đĩa từ trên que tre xuống đất?

Thì ra, trong kỹ xảo này đã lợi dụng nguyên lý chuyển động quán tính....

Tại sao sức chống chịu bệnh của cây cối mọc hoang rất mạnh?

Chúng ta thường gặp cây cối mọc hoang ở ngoài cánh đồng và nơi đất hoang, hay mọc thấp, lá cành khẳng khiu, có quả bé và chua. Xét bề ngoài thì trông...

Vì sao Thượng Hải phải cắt dòng nước, hợp lưu để thải?

Thượng Hải là một thành phố đặc biệt ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc. Mục đích phát triển của nó là trở thành trung tâm kinh tế, tiền tệ, mậu...

Tại sao bộ rễ của thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Thực vật thường phân làm hai phần: trên mặt đất và dưới mặt đất. Phần ở dưới mặt đất gọi là bộ rễ.

Tại sao cá sấu lại chảy nước mắt?

Loài cá sấu hung dữ theo truyền thuyết khi nuốt những động vật nhỏ bé sẽ chảy ra "giọt nước mắt bi thương". Do vậy, từ xưa đã có câu ngạn ngữ mà tất cả mọi người đều biết, đó là "nước mắt cá sấu".