Loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên nào bền vững nhất?

Các loại vật liệu trong tự nhiên như bông, lanh, tơ, tre, len, cao su… đều là những cao phân tử thiên nhiên, phân tử của chúng có kích thước rất lớn, rất dài. Các hợp chất cao phân tử thường không tan trong nước, có độ bền cơ học tốt, có tính cách điện, có tính bền mài mòn. Ngoài ra các hợp chất cao phân tử thường có cấu trúc sợi, tỷ lệ của độ dài so với bán kính của phân tử rất lớn, lớn hơn 1000. Các hợp chất cao phân tử có độ dẻo, có tính đàn hồi tốt. Từ thời xa xưa, loài người đã biết sử dụng nhiều loại hợp chất cao phân tử tự nhiên làm vật liệu dệt đan lưới, làm giấy, sản xuất keo dán… và nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Trong tự nhiên có rất nhiều loại hợp chất cao phân tử. Thế nhưng loại hợp chất cao phân tử tự nhiên nào là bền nhất? Các nhà sinh vật học đã tiến hành nhiều thí nghiệm về vấn đề này. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh loại tơ do nhện nhả ra là loại hợp chất cao phân tử có độ bền cao nhất. Độ bền của tơ nhện gấp 5 lần độ bền của sợi thép có cùng kích thước. Tơ nhện là dạng hợp chất cao phân tử do các protein dạng axit amin tạo nên.

Loài nhện đã dùng lưới tơ do chúng nhả ra có thể bắt giữ nhiều loại côn trùng khoẻ hơn chúng nhiều lần. Tơ nhện không chỉ bền mà còn có độ dính bám đặc thù. Do tơ nhện có nhiều tính năng ưu việt nên được nhiều nhà khoa học hết sức quan tâm. Tờ báo nước Anh, tờ "Lưu thông tiền tệ" số 3-11-1988 có đăng bài báo về việc nghiên cứu tơ nhện. Bài báo nêu lên ý kiến: Tơ nhện là hợp chất cao phân tử tự nhiên có độ bền vững rất cao, nếu đi sâu nghiên cứu sẽ có thể tạo được loại vật liệu mới, quý giá. Ở Nhật Bản có thành lập "Hiệp hội tơ nhện Đông Á" đã nghiên cứu cấu trúc vi mô của sợi tơ. Các chuyên gia của trường Đại học Cambridge ở nước Anh đã thông qua công nghệ lên men để chế tạo tơ nhện, họ hy vọng chế tạo các áo giáp chống đạn, chế tạo các vật liệu phức hợp (vật liệu composit) từ tơ nhện dùng trong công nghệ xe hơi và kỹ thuật hàng không vũ trụ.

Có phải máu chỉ là chất nước màu đỏ không?

Máu trong cơ thể màu đỏ tươi, mới nhìn giống như chất nước có thuốc nhuộm đỏ. Thực ra không phải như thế.

Đứng tại vị trí nào thì góc nhìn pho tượng lớn nhất?

Ở tại một công viên nọ có một bức tượng cao 3,5 m, pho tượng lại đặt trên bệ cao 2,46 m. Bạn có biết đứng tại vị trí nào thì góc nhìn pho tượng là lớn...

Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Những thuyền viên và ngư dân đánh cá trên biển lâu đời đều có kinh nghiệm phong phú. Để đối phó với gió lốc (áp thấp), họ thường căn cứ vào hướng gió...

Bài toán bảy chiếc cầu và bài toán vẽ liền một nét?

Vấn đề bảy chiếc cầu nảy sinh vào thế kỉ XVIII tại thành phố Kơnichxbec (Kửnigsberg), vào thời đó Kơnichxbec thuộc Đức, còn ngày nay là thành phố...

Sự khác nhau giữa gạo tiên, gạo tẻ và gạo nếp?

Con người căn cứ vào độ dẻo, dính của gạo sau khi nấu chín để phân biệt gạo thành hai loại: loại gạo dẻo, dính và loại gạo không dẻo, dính; gạo dẻo,...

Vì sao màu sắc các sao khác nhau?

Màu sắc các sao khác nhau, đó không phải do ai vẽ nên mà quả thực màu sắc các sao muôn màu muôn vẻ.

Vì sao trong trò đánh bạc gieo con xúc sắc, nhà cái luôn thắng?

Nhiều người cho rằng trò đánh bạc theo kiểu gieo con xúc xắc, việc thắng bại là do thời vận, điều đó lôi cuốn nhiều bạn trẻ tham gia. Về mặt khách...

Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai...

Tại sao kiến không bị lạc đường?

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có "nhà" của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa.