"Sinh quyển số 2" là gì?

Bộ phận có sự sống tồn tại trên Trái Đất gọi là vònh sinh vật, nó bao gồm các cơ thể hữu cơ có sự sống và môi trường tồn tại của chúng. Các sinh vật trong sinh quyển và môi trường xung quanh tác dụng lẫn nhau hình thành nên hệ thống sinh thái muôn màu muôn vẻ. Hệ thống sinh thái có vận chuyển được bình thường hay không trực tiếp quan hệ đến sự tồn tại an toàn của nhân loại.

Các nhà khoa học gọi sinh quyển toàn cầu là “Vành sinh vật số 1”. Để nghiên cứu hiện tượng sinh thái mất cân bằng được tốt hơn, vào thập kỉ 80 của thế kỉ XX ở nước Mỹ, người ta đã dùng một khoản tiền rất lớn xây dựng một cơ sở thí nghiệm mô phỏng sinh quyển toàn cầu hoàn toàn khép kín. Đó chính là Sinh quyển số 21 hay “Vành sinh vật số 2” nổi tiếng.

"Sinh quyển số 2" xây dựng ở sa mạc Oracle bang Arizona của Mỹ. Là một công trình kiến trúc có khung bằng thép được che chắn bằng kính, rộng khoảng 1 ha, trong đó tạo nên nhiều hệ thống sinh thái độc lập: có một vùng biển cỡ nhỏ, một đầm lầy, hồ tiêu nước, một bãi biển bằng cát, một cánh rừng nhiệt đới và một cánh đồng cỏ. "Sinh quyển số 2" hoàn toàn cách biệt với bên ngoài, chỉ có ánh nắng Mặt Trời có thể chiếu vào được.

Như vậy, trong Sinh quyển số 2 này, thực vật có thể cung cấp oxi và thức ăn cho các động vật, động vật cung cấp cacbonic cho thực vật. Con người dựa vào các nông sản sản xuất ra và động vật nuôi dưỡng để làm thức ăn, các vi sinh vật trong đất có thể phân giải các chất thải và xác của động và thực vật. Như vậy hệ thống có thể tuần hoàn không ngừng để hình thành một hệ thống sinh thái tương đối ổn định.

Tháng giêng năm 1993, tám nhà khoa học vào “Sinh quyển số 2” sinh sống. Theo kế hoạch họ sẽ ở trong đó 2 năm, vừa nghiên cứu vừa sống tự cung tự cấp. Trong 2 năm, ngoài những vật phẩm đưa vào lần đầu, tất cả những thứ khác đều dựa vào họ tự sản xuất để cung cấp. Họ còn phải tìm cách điều hòa và khống chế khí hậu và nhiệt độ trong vòng sinh vật. Tóm lại họ phải tìm cách bảo đảm sự cân bằng hệ thống sinh thái nhân tạo này.

Những thí nghiệm khoa học tiến hành trong “Sinh quyển số 2” đã gây nên sự chú ý của toàn thế giới. Song kết quả thực nghiệm không được như ý muốn. Hơn 1 năm sau, cacbon trong đất, khí oxi trong phòng và canxi trong các vật liệu kiến trúc đã phát sinh hàng loạt phản ứng hóa học, dẫn đến hàm lượng khí oxi trong vành đai từ 21% giảm xuống 14%. Vì không điều tiết được khí hậu trong vành đai, khiến cho lương thực thu được ngày càng ít, các nhà khoa học đành phải ăn các hạt giống để sống qua ngày, cuối cùng phải rút khỏi khu thực nghiệm trước thời hạn. Sau 3 năm vận hành "Sinh quyển số 2", người ta kinh ngạc phát hiện thấy hàm lượng khí CO trong đó tăng lên 79%, đủ để làm cho con người ngộ độc.

Kết quả thực nghiệm “Sinh quyển số 2” chứng tỏ: cho đến nay nhân loại vẫn chưa thể mô phỏng được một môi trường sinh thái giống như trên Trái Đất.

Từ khoá: “Sinh quyển số 2”; Hệ thống sinh thái.

Truyền thông số liệu là gì?

Trước khi bàn về truyền thông số liệu (truyền thông dữ liệu), chúng ta hãy nói tới một khái niệm có liên quan, đó là truyền thông tương tự. Ví dụ về...

Tại sao cần phải tăng tốc độ chạy tàu đường sắt?

Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tốc độ vận chuyển đường sắt ngày càng có tầm quan trọng. Cục Đường sắt Trung Quốc quyết định, bắt...

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Tại sao khỉ hống lại rất thích kêu gào?

Trong rừng rậm nhiệt đới Châu Mĩ, có môt loài khỉ kì lạ gọi là khỉ hống. Chúng có cổ họng lớn siêu cấp trong gia tộc nhà khỉ, một khi chúng phát ra...

Vì sao quầng sáng màu thường hay xuất hiện trên bầu trời hai cực Nam, Bắc?

Khoảng 7 giờ tối ngày 2 tháng 3 năm 1957 ở miền sông Mạc và thành Hôma hoặc tỉnh Hắc Long Giang vùng biên giới Đông Bắc Trung Quốc xuất hiện quầng...

Vì sao cồn tinh khiết không diệt được vi khuẩn?

Dùng cồn để diệt vi khuẩn là một kiến thức thông thường ai cũng biết. Nhưng có điều lạ là trong y dược người ta chỉ dùng cồn 75% mà không dùng cồn...

Có thể biến than đá thành xăng không?

Mọi người đều biết xăng là loại nhiên liệu quan trọng được chưng luyện từ dầu mỏ. Ngoài xăng, từ dầu mỏ người ta còn sản xuất được etylen, propylen,...

Điện thoại số là gì?

Điện thoại mang đến sự tiện lợi cho con người. Thế nhưng có lúc nó cũng gây nên một phiền toái cho bạn.

Thực phẩm ta ăn vào biến đi đâu?

Hơn 300 năm trước, giáo sư Sankerfreise người Italy đã làm một thí nghiệm rất lạ nhưng cũng rất thú vị: Ông treo một chiếc ghế vào đầu một cán cân rất...