Tại sao nói khí oxi trên Trái Đất là do tác dụng quang hợp của cây mà có?

Trong bầu khí quyển của Trái Đất có chứa 21% khí oxi. Khí oxi không thể thiếu cho sự sống của con người và động vật. Vậy nhờ đâu có thể cung cấp đầy đủ lượng khí oxi này?

Con người qua nghiên cứu địa chất, hóa học, vật lý thiên thể và cả suy đoán về lý luận học đã biết được: từ mấy tỷ năm trước, trong bầu khí quyển của Trái Đất có khí nitơ, hyđro, hơi nước và cacbonic nhưng lại không có khí oxi.

Mặc dù qua sự bức xạ của tia tử ngoại của Mặt Trời cũng sản sinh ra oxi, nhưng lượng oxi này nhanh chóng bị mất đi. Vậy rốt cuộc lượng khí oxi trên Trái Đất này lấy từ đâu? Con người lại tiếp tục nghiên cứu và tìm ra: nhờ sự lên men mà sinh vật nguyên thủy có thể sinh tồn, chúng dần dần biến đổi cho đến hơn 2 tỷ năm trước mới xuất hiện thực vật đầu tiên có thể quang hợp, tức là nhờ lá hấp thụ ánh sáng Mặt Trời, phân giải nước và thải oxi, đồng thời còn sử dụng nước trong đất và khí cacbonic trong không khí chế tạo ra tinh bột.Bắt đầu chỉ có một lượng nhỏ khí oxi, sau đó tăng dần lên và tích lũy nhiều hơn. Đến khoảng 600 triệu năm trước nồng độ oxi đã đạt được 1% của hiện nay; khoảng 400 triệu năm trước nồng độ oxi đạt được 10% của hiện nay.

Cùng với sự tiến hóa nhanh chóng của giới sinh vật đa bào và thực vật ở trên cạn, khí oxi tăng nhanh chóng và đến 300 triệu năm trước đã đạt được mức như hiện nay. Từ đó động vật bậc cao mới dần dần biến đổi xuất hiện. Trong khi đó động vật và vi khuẩn lại tiêu thụ khí oxi, ngược lại với quá trình quang hợp của cây, chúng hút oxi và thở ra CO2. Ngoài ra, còn có sự oxi hóa nham thạch và sự hoãn xung biển cả, những điều đó đều làm cho lượng oxi ở trong khí quyển dần dần ổn định. Như vậy, sự đồng nhất đối lập của hai quá trình mâu thuẫn, đã tạo ra sự cân bằng tương đối.

Lượng khí oxi do tác dụng quang hợp rất lớn, có người đã tính, theo tình hình thực vật hiện nay, mỗi năm có thể sản sinh hơn 100 tỷ tấn khí oxi. Toàn bộ khí oxi trong không khí không vượt quá 200 nghìn tỷ tấn, có thể nói khí oxi trong bầu khí quyển bây giờ bình quân cứ cách 200 năm lại qua một lần biến đổi tuần hoàn nhờ tác dụng quang hợp của thực vật. Giả sử một khi lượng oxi trong không khí hết, nhờ vào tác dụng quang hợp như hiện nay thì cũng chỉ cần 2.000 năm là có thể hoàn toàn khôi phục lại mức hiện tại. So với lịch sử biến hóa của địa cầu, 2.000 năm chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi, theo tốc độ quang hợp hiện tại để duy trì lượng oxi hiện có trong khí quyển là hoàn toàn dư sức.

Khí oxi trong không khí hiện nay đang tăng hay giảm đây? Vì chưa có tư liệu dài ngày, nên còn chưa thể xác định chắc chắn. Các loài thực vật hiện có trên Trái Đất ít hơn một thời kì nào đó trước đây, khí cacbonic cũng ít đi (có khoảng 0,03% trong khí quyển). Tuy nhiên, do sự phát triển của các ngành công nghiệp, hàng năm phải tiêu hao mấy trăm tỷ tấn than và dầu hỏa. Theo thống kê mỗi năm lượng khí cacbonic thải vào không khí tương đương 0,7% hàm lượng vốn có của nó trong không khí, như vậy lại tiêu hao đi lượng khí oxi tương đương. Vậy thì khí oxi trong khí quyển mỗi năm cũng chỉ giảm đi có 0,01% tổng sản lượng của nó và chỉ chiếm 2% lượng oxi sản sinh ra do tác dụng quang hợp. Vì vậy lượng oxi trên Trái Đất nhất thời cũng chưa có những thay đổi rõ rệt gì.

Tại sao trận Oateclo trở thành điều tượng trưng cho thất bại trong cuộc đời con người?

Ngày 20 tháng sáu năm 1815 tại ngoại ô Thành phố Oateclo cách thủ đo Brucxen nước Bỉ 23 km về phía nam, liên quân chống Pháp đã phát động một cuộc...

Gien là gì?

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu là quy luật cực kì thường thấy trong giới tự nhiên. Tại sao trồng dưa lại không được đậu? Đó là do đặc tính di...

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Ngành nông nghiệp trang thiết bị hiện đại hóa là gì?

Ngành nông nghiệp truyền thống, ở một mức độ rất lớn, đang chịu sự hạn chế của điều kiện môi trường, như nhiệt độ, lượng mưa, đất đai và sâu bệnh, ảnh...

Cầu dây văng về kết cấu có gì đặc biệt?

Cầu dây văng là một loại cầu kiểu mới được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, còn gọi là cầu căng xiên. Cầu kéo xiên do các bộ phận như cột...

Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?

Quỹ đạo của các hành tinh chỉ nghiêng một chút so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất (hoàng đạo).

Viên đạn và tiếng nổ, cái gì chạy nhanh hơn?

Tốc độ viên đạn khi đi ra khỏi nòng súng là 900 mét/giây, âm thanh ở nhiệt độ bình thường có tốc độ truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh gấp...

Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc?

Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn Nhật”, quy định toàn bộ chủ...

Tại sao đặc trưng của một số loài cá xuất hiện trong phôi thai của cơ thể con người?

Người là sản phẩm của giới động vật qua một thời gian dài phát triển. Về nghĩa rộng mà nói, khi sự sống nguyên thuỷ xuất hiện cách đây 3,5 - 3,8 tỉ năm đã thai nghén sự xuất hiện của con người.