Tại sao đũa nhìn trong nữa trông như bị gãy?

Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý. Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên. Khi bạn nhìn chiếc đũa đó trên một góc nghiêng, bạn sẽ phát hiện ra một:hiện tượng rất lí thú đó là chiếc đũa trông giống như bị gãy. Bạn có biết nguyên nhân tạo ra hiện tượng này không?

Thì ra, đó là do một số đặc tính của ánh sáng quyết định. Ánh sáng sẽ truyền theo đường thẳng khi ở trong môi trường có cùng một loại vật chất. Nhưng khi ánh sáng đi từ một dạng vật chất này qua một dạng vật chất khác, ví dụ như từ không khí vào nước hoặc từ nước vào trong không khí. Do ánh sáng đi qua các dạng vật chất khác nhau, tốc độ truyền sẽ khác nhau. Ánh sáng ở điểm ranh giới giữa hai dạng vật chất sẽ thành cong, qua chỗ đó nó lại truyền theo một đường thẳng. Hiện tượng ánh sáng này người ta gọi là khúc xạ ánh sáng.

Khi nhúng chiếc đũa ngập trong nước, đường ánh sáng được phản xạ đi qua điểm ranh giới giữa không khí và nước, tạo ra một góc so với mặt nước. Từ đó ta nhìn thấy một bộ phận của chiếc đũa ở trong nước và phần còn lại ở trong không khí khiến chúng ta có cảm giác chiếc đũa như bị gẫy ra. Ta biết rằng, hiện tượng này chính là do đặc tính khúc xạ ánh sáng tạo nên.

Hiện tượng này bạn có thể quan sát thấy trong rất nhiều trường hợp.

Khi chúng ta đứng trên bờ ao, bờ suối nhìn cá bơi lội, ta nhìn rõ đường ánh sáng phản xạ lại từ thân của con cá. Khi đường ánh sáng đi qua mặt ranh giới giữa nước và không khí, hiện tượng khúc xạ đã được hình thành, phương đi thẳng vốn có của ánh sáng đã bị thay đổi. Lúc đó, nó sẽ tạo ra một góc so với mặt nước. Những điều mà chúng ta nhìn thấy chính là đường đi của ánh sáng đã bi lệch đi một góc nhất định. Cho nên, tại góc mà chúng ta nhìn thấy con cá đó không phải là con cá thật, trong tầm nhìn của mắt chúng ta đó chỉ là con "cá ảo".

Do vậy, khi chúng ta dùng đinh ba để đâm cá, chúng ta không nên đâm thẳng mà cần phải ước lượng đâm vào nơi sâu hơn, xa hơn một chút, như vậy mới có thể đâm trúng thân cá.

Vì sao trên trời lại xuất hiện sao băng?

Ban đêm có lúc ở chân trời loé sáng, tiếp theo có một cung sáng lướt qua bầu trời. Nó tự nhiên đến rồi tắt rất nhanh, người ta thường gọi đó là sao...

Tại sao đua ô tô khi trời mưa lại phải dùng loại bánh xe khác?

Hiện nay, ngày càng có nhiều người ham thích môn thể thao đua xe công thức một. Đua xe công thức một có tính cạnh tranh quyết liệt, thể hiện trình độ lái xe siêu đẳng của các tay đua...

Vì sao phương pháp thay thế dần lại cho một con số có tính ngẫu nhiên?

Hình vẽ ở bên dưới là một hàm bậc hai y = ax(1 - x); 0 < x <1, a là một tham số. Với x = 1/2ta nhận được cực trị của đường parabon.

Xe việt dã ở địa cực có gì khác với xe thông thường?

Tiến hành khảo sát khoa học ở hai cực của Trái Đất là một bước rất quan trọng và rất khó khăn của con người trong quá trình thăm dò môi trường sinh...

Vì sao thuốc phiện độc lại có thể dùng để chế thuốc?

Nói đến nha phiến, mọi người nghĩ đến thời kỳ trước, các nước thực dân đế quốc đã du nhập nha phiến vào các nước phương Đông. Vào thế kỷ thứ XIX, bọn...

Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt?

Bàn tay người có 5 ngón tay dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Hơn nữa, mỗi ngón tay đều có tên gọi riêng, đó là: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo...

Vì sao Hải vương tinh có lúc cách xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh?

Bất cứ cuốn sách thiên văn nào đều cho ta biết: Diêm Vương Tinh có cự ly bình quân đến Mặt Trời là 39,44 đơn vị thiên văn, tức vào khoảng 5,9 tỉ km....

Vì sao phải bảo vệ tầng ôzôn?

Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất. Ở tầng bình lưu cách mặt đất 10 – 50 km, tia tử ngoại trong ánh nắng khiến cho một phân tử oxi phân giải thành...

Vì sao người lớn tuổi hay bị đãng trí?

Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi vốn dĩ không phải là bệnh. Đây là hội chứng lâm sàng gây ra bởi những tổn thương hoặc thoái hóa của bộ não trong quá trình hình thành và phát triển.