Vì sao nước sông Great Ouse ở Anh trong xanh trở lại?

Great Ouse là con sông lớn thứ hai của nước Anh. Nó chảy qua thủ đô London, không những làm cho giao thông London thuận lợi mà phong cảnh hai bên bờ cũng rất đẹp. Đầu thế kỉ XVIII, nước sông trong sạch, một màu xanh, cá tôm bơi lội, sức sống tràn đầy. Nửa cuối thế kỉ XVIII, nước Anh bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường London rất nghiêm trọng, đồng thời đem lại tai hoạ to lớn cho dòng sông này.

Sau khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, nhiều nhà máy được xây dựng hai bên bờ sông, như nhà máy xà phòng, nhà máy thuộc da, nhà máy sản xuất giấy, nhà máy khí than, rất nhiều chất ô nhiễm đã thải vào dòng sông, nước thải sinh hoạt của dân cư hai bên bờ cũng đổ vào đó. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong một thời gian dài đã khiến cho dòng sông không thể chịu đựng nổi, dần dần nước trở thành đục, biến chất, bốc mùi thối.

Mùa hè năm 1856, dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, từng đợt gió thối bốc lên. Vì ngôi nhà Quốc hội nằm sát dòng sông nên những nhân viên làm việc trong đó đều không chịu nổi, họ đành đóng cửa sổ, kéo kín màn rido suốt ngày.

Trong gần 100 năm, tình trạng ô nhiễm của dòng sông không được cải thiện. Mãi đến năm 1950, khi các loài thuỷ sinh trong sông hầu như chết hết, dòng sông biến thành sông chết.

Cuối những năm 50 của thế kỉ XX, chính phủ Anh quyết định sẽ xử lí triệt để cho dòng sông. Họ đưa ra hàng loạt quy định về bảo vệ môi trường, dùng những biện pháp hữu hiệu như: lắp đặt các thiết bị xử lí với quy mô lớn để cải tạo nước ô nhiễm, cấm bất cứ nhà máy nào thải nước bẩn chưa qua xử lí vào dòng sông, v.v...

Qua mấy chục năm cố gắng, ngày nay, nước của dòng sông đã trong xanh trở lại. Ven bờ sông đã mọc nhiều loài cỏ, cá đã xuất hiện. Dòng sông hiện nay đã có hơn 100 loài cá, trong đó có những loài cá quý, còn xuất hiện các loài tôm cua trước đây rất ít gặp. Cá xuất hiện, chim muông cũng bay đến. Các loài chim trú đông đã có hơn một vạn con bay về đây. Dòng sông Great Ouse đã trở thành một danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng.

Từ khoá: Sông Great Ouse; Ô nhiễm; Xử lí.

Vì sao nói sóng hạ âm (thấp hơn sóng âm thanh) cũng làm chết người?

Năm 1948, tàu chở hàng của Hà Lan khi đi qua một eo biển đã gặp bão. Sau đó toàn thể thủy thủ đều chết một cách im lặng.

Vì sao vùng phương Bắc Trung Quốc hình thành gió cuốn bụi?

Về mùa hè, một số vùng phương Bắc Trung Quốc thường xuất hiện gió xoáy rất mạnh. Gió xoáy bốc cát bụi, cỏ rác và giấy lộn lên trời, làm nên những cột...

Tàu đệm không khí chạy trên mặt nước như thế nào?

Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn...

Vì sao con người phải khai thác tài nguyên không gian?

Đào giếng xuống đất có thể được nước, đó là tài nguyên nước. Khai thác giếng than có thể tìm được nguồn năng lượng, đó là tài nguyên khoáng sản.

Đo nhiệt độ Mặt trời như thế nào?

Từ rất sớm nhà thiên văn Nga Sailasji đã từng làm một thí nghiệm rất lý thú. Ông dùng một thấu kính lõm đường kính 1 m hướng về Mặt Trời, ở tiêu điểm...

Côn trùng có mấy loại "miệng"?

Các nhà khoa học gọi "miệng" của côn trùng là giác quan hai bên miệng. Tuy trong vương quốc côn trùng có hơn 1 triệu thành viên, nhưng kiểu giác quan hai bên miệng của chúng lại không nhiều

Vì sao không thể tùy tiện nhập nội các loài sinh vật?

Các loài sinh vật trong sinh quyển của Trái Đất đều nương tựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau. Đó là một quá trình được hình thành trong sự tiến hóa lâu...

Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?

Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

Đặt trạm cung ứng phụ tùng ở đâu là hợp lí nhất?

Trên một tuyến đường có ba cỗ máy cái đang làm việc. Ta cần bố trí một trạm cung ứng phụ tùng máy A trên tuyến đường.