Động vật lớn nhất từ xưa đến nay là động vật nào?

Khi chúng ta đến tham quan vườn bách thú, thường là thích xem voi. Khi nhìn thấy thân hình to lớn, hình dáng thô kệch nặng nề của nó, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng voi là loài động vật lớn nhất thế giới đấy?

Thực ra, voi Châu Phi lớn nhất, chiều cao vai cũng chỉ có khoảng 3,5 m, thể trọng không quá 6 ~ 7 tấn. Chiều cao vai của voi Châu á tối đa là 3,2 m, thể trọng lớn nhất chỉ có hơn 5 tấn.

Động vật lớn nhất hiện nay không phải là voi sống ở trên mặt đất, mà là một loài cá voi sống ở biển cả, gọi là cá voi xanh, hay còn gọi là cá voi dao cạo hoặc cá voi xanh râu dài. Loài động vật này có thân hình dài tới 33 m, nặng hơn 150 tấn, nặng tương đương với hơn 20 con voi cộng lại.

Chỉ riêng trái tim của loài cá voi này đã nặng 600 ~ 700 kg, phổi nặng 1500 kg, lưỡi nặng 3 tấn, tổng lượng máu nặng 8 ~ 9 tấn, ruột kéo dài hơn 200 m, một ngày đêm nó ăn hết 4 ~ 5 tấn thức ăn.

Cá voi xanh con vừa đẻ ra đã dài 6 ~ 7 m, nặng khoảng 2 tấn. Mấy tháng đầu, mỗi ngày cá voi xanh con ăn hết 200 ~ 300 lít sữa, sau giai đoạn đó thì ăn một lượng lớn cá nhỏ, tôm nhỏ, trải qua 1 ~ 2 năm thì trưởng thành thành cá voi xanh rất to lớn.

Cá voi xanh thực sự là loài động vật lớn nhất hiện nay.

Nếu như để cho chúng ta trở về thời đại khủng long cách đây 100 triệu năm, những con khủng long đó được gọi là "thú lớn thời đại hồng hoang", so sánh với cá voi xanh rốt cuộc thì con nào lớn hơn nhỉ?

Hãy bắt đầu từ loài thằn lằn mỏ vịt đang được trưng bày ở Viện bảo tàng tự nhiên Bắc Kinh nhé. Nó chỉ dài 17 m, cao trên 8 m. Còn thằn lằn suối được phát hiện ở Mã Môn - Hợp Xuyên - Trung Quốc năm 1957, chiều dài từ mút trước của đầu đến mút cuối của đuôi cũng chỉ có 22 m. Căn cứ vào tài liệu đã ghi chép thì khủng long lớn nhất được phát hiện trên thế giới, thân dài không quá 30 m, nặng tối đa 80 tấn. Vì vậy, cá voi xanh không những là động vật có vú lớn nhất mà còn là động vật lớn nhất từ xưa đến nay.

Vậy thì có phải là tất cả cá voi đều lớn như vậy không? Đương nhiên, cũng không phải là như vậy. Trên thế giới không có điều gì là bất biến không thay đổi, loài cá voi cũng như vậy. Chúng là loài động vật có vú cách đây hơn 70 triệu năm từ đất liền tiến vào biển cả. Lúc đó thân hình chúng cũng chưa lớn lắm. Nhưng chúng phải trải qua sự thay đổi vừa phức tạp, lại vừa rất nhanh chóng, đến hơn 40 triệu năm về trước thì đã hoàn toàn thích nghi với cuộc sống ở biển cả, và đã xuất hiện cá voi to lớn có cơ thể dài tới 33 m.

Tại sao kiến không bị lạc đường?

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có "nhà" của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa.

WWW có quan hệ gì với mạng Internet?

Tháng 3 năm 1999 Jăng Bécnaxi-lí tại một phòng thí nghiệm vật lí hạt (cơ bản) Châu Âu đã đưa ra một kế hoạch. Về sau, chính là kế hoạch này đã sáng...

Vì sao núi lửa lại hoạt động được?

Núi lửa là hiện tượng nham thạch trong lòng đất phun ra. Bình thường nham thạch bị vỏ Trái Đất bao kín.

Tại sao loại thuốc "2, 4 D" và "2, 4, 5 T" vừa là thuốc kích thích sinh trưởng vừa là thuốc diệt cỏ?

Sự sinh trưởng và phát dục của thực vật ngoài chịu ảnh hưởng của các điều kiện như nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng ra còn chịu ảnh hưởng của một...

Ai là tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại?

Tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại tên là Hồ Minh Phục, ông sinh vào tháng 5 năm 1891 tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Năm 14 tuổi, ông thi...

Vì sao Trái đất lại nóng lên?

Trong cuộc sống của loài người, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, dẩu và than đá được dùng rất nhiều, do đó đã thải vào không khí trên cao một...

Tại sao cây đay lại có sản lượng cao khi trồng ở phía Bắc?

Cây đay thân cao 2 – 5 m, có bộ phận nhẫn bì phát triển, có thể đan làm túi đay. Cây đay vốn sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Đông Nam...

Vì sao không nên nín đại, tiểu tiện?

Nước tiểu của người được trữ lại trong bàng quang. Khi tích tụ đến một lượng nhất định, bàng quang sẽ căng lên, điều này được các dây thần kinh truyền...

Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két...