Vì sao có thể lợi dụng các vi khuẩn trong việc sản xuất thực phẩm và hoá chất?

Nói đến vi khuẩn làm nhiều người liên tưởng đến các loại bệnh tật nguy hiểm như: lỵ, thương hàn, tả, dịch hạch… làm người ta hết sức lo sợ. Thực ra không phải mọi loại vi khuẩn đều gây hại. Ví dụ trong đường tiêu hoá của người có không ít loại vi khuẩn có lợi, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn cũng như ức chế các loại vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở. Ngoài ra vi khuẩn cũng giúp cho người trong việc sản xuất thực phẩm và trong công nghệ hoá học.

Bánh bao, bánh mì là hai loại thức ăn khá phổ biến ở nhiều nước. Để sản xuất hai loại bánh này, đều phải thông qua quá trình lên men. Thường ngày người ta hay uống như bia, rượu nho, rượu trắng… Để sản xuất ra các đồ uống này cũng đều phải qua quá trình lên men. Người Trung Quốc đã biết sản xuất rượu từ hơn 4000 năm trước.

Từ những năm 80 của thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX, người ta đã tiến thêm một bước dài về việc sử dụng vi khuẩn chế tạo nhiều sản phẩm hóa học như cồn, glyxerol, rượu butylic, axeton, axit xitric… Để sản xuất cồn với quy mô đại công nghiệp, đến nay người ta vẫn còn dùng quá trình lên men, vì lên men có thể dùng nguyên liệu rẻ tiền như khoai lang, ngô trực tiếp sản xuất được cồn, công nghệ giản đơn, giá thành hạ. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã cấy lượng lớn men để sản xuất các chất kháng sinh như penixilin, streptomixin, cloro-myxelin… là những loại thuốc có tác dụng chống dịch bệnh, chữa bệnh có hiệu quả thường được dùng trong chữa bệnh lâm sàng.

Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay người ta đã sản xuất được nhiều loại dược phẩm. Ngoài các kháng sinh người ta còn dùng các vi khuẩn để sản xuất nhiều loại hocmon, steroit, vitamin, amino axit, protein, kiềm sinh vật, các kháng nguyên cùng những loại thuốc mới, có thể chống ung thư hiệu quả.

Vi khuẩn là một họ lớn, có loại nguy hiểm cho sức khoẻ con người, nhưng cũng có nhiều loại vi khuẩn có ích. Có thể tin rằng nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học sẽ có tiền đồ rộng lớn.

Vì sao "Lacton đậu phụ" lại làm ngon miệng?

Đậu phụ là loại thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc, lan truyền rộng rãi sang một số nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam…. Đây là loại...

Tại sao có một số đoạn đường lại là đường một chiều?

Khi đi taxi, bạn thường gặp trường hợp thế này: Rõ ràng là có con đường đi thẳng thuận lợi, thế mà người lái xe có khi lại tránh không đi, mà lại đi...

"Danh thiếp Quả đất" là gì?

Lần đầu tiếp xúc hoặc liên hệ với người khác tặng danh thiếp của mình là rất tự nhiên và lịch thiệp. Còn danh thiếp của Trái Đất thì tặng cho ai vậy?...

Người ta có thể nói chuyện mà không làm rung dây thanh âm được không?

Có thể. Trong trường hợp nói thì thầm, chúng ta không làm cho dây thanh âm rung lên.

Vì sao thợ hàn phải che mặt nạ?

Khi đi qua chỗ hàn điện hoặc hàn hơi, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng lóe lên, tàn lửa bắn ra tung tóe. Chỉ cần đứng ở đó nhìn chăm chú trong 1-2 phút thì...

Vì sao khi có sương thì trời nắng?

Bốn mùa đều có sương, chỉ có điều vào mùa thu thường nhiều sương hơn. Vào buổi sáng sớm, bạn chỉ cẩn lưu ý một chút ở ruộng lúa, cỏ dại ở bên vệ đường...

Tại sao lạc đà được gọi là "chiếc thuyền của sa mạc"

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có...

Tại sao có một số thực vật sống được sau khi giâm cành?

Cách đây rất lâu, khi chúng ta đi vào trong rừng rậm rạp, phát hiện trong một số cành cây lá rụng, có một ít cành hoặc lá của một bộ phận, dưới bóng...

Vì sao nhà máy điện hạt nhân không bị nổ giống như bom nguyên tử?

Các nhà máy điện hạt nhân hiện nay chủ yếu dựa vào nguyên lý phân rã hạt nhân để phát triển. Bom nguyên tử cũng được chế tạo thông qua nguyên lý này. Thế nhưng, nhà máy điện hạt nhân vì sao lại không nổ giống như bom nguyên tử?