Vì sao chất bảo vệ da dùng axit hoa quả được mọi người ưa thích?

Mọi người đều ưa thích cái đẹp. Đại đa số giới nữ hết sức quan tâm đến việc bảo vệ da (không chỉ da mặt). Với giới nữ tuỳ theo độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống mà có mối quan tâm khác nhau tới việc bảo vệ da. Với các nữ thanh niên, điều quan tâm hàng đầu là các vết mụn trứng cá trên da mặt xuất hiện nhiều dầu… Với giới nữ trung niên, họ quan tâm nhiều đến việc lão hoá của da, các vết nhăn, các vết sạm đen xuất hiện trên da, da bị khô và nhão… Nên khi đối mặt với nhiều loại mỹ phẩm có bao bì đẹp đẽ, choáng mắt thì việc chọn được một loại mỹ phẩm bảo vệ da thích hợp cho mình không phải là việc dễ!

Trong những năm gần đây, người ta chú ý đến các mỹ phẩm bảo vệ da có chứa axit hoa quả và được cho là lý tưởng. Thế thì axit hoa quả là loại hợp chất như thế nào?

Axit hoa quả (ví dụ axit tactric) viết tắt là AHA là nhóm axit thường có trong các dịch chiết rau xanh, hoa quả. Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thiếu nữ phát hiện khi dùng dịch ép từ một số loại rau xanh, quả tươi bôi lên mặt, đem lại hiệu quả làm cho da mặt có cảm giác mát, làm tăng tính đàn hồi của da mặt. Đó chính là do các axit hoa quả đã phát huy tác dụng bảo vệ da.

Nguyên nhân của tác dụng này là do các axit hoa quả có tác dụng làm mềm lớp sừng trên bề mặt da, điều chỉnh sự sắp xếp của các tế bào, xúc tiến quá trình đồng hoá, làm cho da có tính đàn hồi. Axit hoa quả còn có khả năng bảo vệ độ ẩm cho da, giảm bớt sự xuất hiện các vết nhăn trên da. Axit hoa quả còn có tác dụng kích thích sự lưu thông của lỗ chân lông, giống như "người dọn vườn" quét sạch các cặn bã, chất màu lắng đọng trong lỗ chân lông, làm giảm việc xuất hiện các vết đen trên da. Nhờ vậy khi dùng axit hoa quả để bảo vệ da sẽ cho ta cảm giác êm mát, tăng cao độ sáng của da, làm da dẻ hồng hào.

Tại sao những cây đào bích trong vườn chỉ có thể ra hoa chứ không kết quả?

Trong một số công viên, vườn hoa trồng rất nhiều cây đào cảnh, mỗi năm xuân đến, cây đào nở rộ hoa, sắc hoa tươi đẹp lạ thường, nào là màu hồng, màu...

Tại sao chỗ ốc sên vừa bò qua lại để lại một vệt nước dãi?

Ốc sên là một thành viên trong loài động vật nhuyễn thể, khi nó bò thường là dùng chân dán chặt trên vật thể khác, thông qua bắp thịt ở phần chân làm thành những làn sóng ngoằn ngoèo để có thể chuyển động chậm rãi về phía trước.

Vì sao thép lại có thể cắt gọt được thép?

Trong các nhà máy, công xưởng người ta thường cần phải cắt gọt, gia công các vật liệu cứng. Các dụng cụ để cắt gọt thường cũng được chế tác bằng thép.

Vì sao các nhà thiên văn phải chụp ảnh các ngôi sao?

Chụp ảnh là để lưu lại cho chúng ta những kỷ niệm tốt đẹp và lâu dài. Thế mà các nhà thiên văn lại chụp ảnh các ngôi sao trên trời để làm gì? Nguyên...

Kiến trúc hiện đại và kiến trúc hậu hiện đại có gì khác nhau?

Lịch sử kiến trúc hầu như cũng lâu dài như lịch sử loài người. Kiến trúc của người nguyên thuỷ là những lều lán dùng cành cây, đất sét, lá cây, da...

Vì sao có thể dự đoán được nguyên tố còn chưa tìm thấy?

Vào năm 1886, một nhà hoá học người Đức là Winkler đã tìm thấy một nguyên tố mới là nguyên tố Gecmani (Ge). Ông đã dự đoán các số liệu thực nghiệm sau...

Vì sao phải chớp mắt?

Mỗi người chúng ta, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, trừ khi ngủ, còn hầu như từng phút đều chớp mắt. Người bình thường một phút chớp mắt khoảng 10 lần,...

Vì sao tã lót "thấm nước" lại không bị ướt nước tiểu?

Các loại tã lót truyền thống hễ gặp nước tiểu thì bị thấm ướt làm các bà mẹ trẻ cảm thấy hết sức phiền phức khi phải thay tã lót nhiều lần. Còn loại...

Thành phố Xưrư Nhật Bản vì sao lại lưu hành dịch hen suyễn?

Năm 1961, thành phố Xưrư (Nhật Bản) nằm trên vịnh Ysơ bỗng nhiên xuất hiện dịch hen suyễn. Trong một thời gian ngắn, bệnh viện chật kín bệnh nhân hen.