Vì sao không nên nhịn tiểu quá lâu?

Bàng quang người trưởng thành trung bình chứa được khoảng 420 ml chất lỏng, tuy nhiên giới hạn này có thể tăng lên tới 800 ml nhờ khả năng co giãn của bàng quang. Khi bàng quang căng đầy, cơ thể sẽ tự động phát tín hiệu cho não bộ để tạo cảm giác muốn đi tiểu, việc thường xuyên kìm nén sự giải tỏa tự nhiên này có thể gây nên các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe trong tương lai.

Không thể xác định được nhịn tiểu bao lâu là ảnh hưởng đến sức khỏe vì khả năng này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Tuy nhiên, càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây hại cùng với việc căng giãn bàng quang quá mức chịu đựng.

Về mặt bản chất, khi nhịn tiểu không chỉ có bàng quang giãn ra mà các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng, điều này xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hại khi các cơ có chức năng giữ bàng quang để tránh nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.

Bàng quang hạn chế khả năng giữ nước tiểu không những khiến bệnh nhân phải tiểu nhiều hơn mà còn có thể gây bí tiểu, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.

Ngoài ra, nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý sau đây:

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: không thể không nhắc đến nhiễm khuẩn khi nhịn tiểu lâu chính là tác nhân tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Triệu chứng của bệnh thường bao gồm tiểu đục, tiểu máu, tiểu buốt hoặc hay buồn tiểu, kèm với đó là triệu chứng của nhiễm trùng lên toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi. Kháng sinh được chỉ định trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn này với kháng sinh uống cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới và kháng sinh tiêm tĩnh mạch với nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

- Viêm bàng quang kẽ: việc giữ nước tiểu quá lâu cũng có thể gây viêm bàng quang kẽ với các triệu chứng đi tiểu thường xuyên và khung xương chậu đau đớn. Bệnh chỉ chủ yếu được điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng

- Suy thận: Là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu, ở đây nguyên nhân dẫn tới suy thận được xác định là do nhịn tiểu quá lâu làm nước tiểu chảy ngược về thận gây suy thận. Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi tình trạng thận không lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến cơ thể bầm tím, phân có máu và thể trạng cực kì giảm sút. Phương pháp điều trị khi bệnh nhân suy thận là cân bằng lượng chất lỏng trong máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể để phục hồi chức năng thận. Khi thận suy quá nặng thì chạy thận hoặc thậm chí ghép thận là phương pháp bắt buộc.

- Sỏi thận: Việc nhịn tiểu đã vô tình tạo ra sự bất thường trong bàng quang khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng cho phép dễ tạo thành sự mất cân bằng và dẫn tới sỏi thận.

 

Chính vì vậy để bảo vệ cho chức năng thận, cần chú ý không nên nhịn tiểu lâu.  Trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. 

Vì sao phải hạn chế tăng trưởng dân số?

Ngày nay, dân số tăng nhanh là một thách thức to lớn đối với loài người. Dân số tăng nhanh đưa lại hàng loạt áp lực đối với tài nguyên đất đai, tài...

Tại sao các loài thực vật bị tuyệt chủng trên thế giới ngày một nhiều?

Theo dự đoán của các nhà sinh vật học, tỉ lệ tuyệt chủng của các loài sinh vật (cả động vật và thực vật) là:

Trong trứng hoá thạch của khủng long có thể tìm được những đầu mối nào?

Chúng ta biết rằng, 65 triệu năm trước, khủng long đã bị tuyệt chủng. Muốn tìm hiểu về tình hình sinh sống của khủng long lúc đó, chỉ có thể dựa vào bộ xương và trứng hoá thạch của khủng long

Tại sao cần phải hạn chế số lượng xe gắn máy chạy xăng?

Xe gắn máy là một phương tiện giao thông kiểu mới được mọi người hoan nghênh, do có đặc điểm điều khiển dễ dàng, xe chạy linh hoạt, nhanh, nhỏ nhẹ,...

"Danh thiếp Quả đất" là gì?

Lần đầu tiếp xúc hoặc liên hệ với người khác tặng danh thiếp của mình là rất tự nhiên và lịch thiệp. Còn danh thiếp của Trái Đất thì tặng cho ai vậy?...

Vì sao có nhiều loại động cơ điện gia dụng không cần cho dầu vào ổ trục?

Hai ba mươi năm về trước, khi mua quạt điện, ta thường thấy ở gần ổ trục mô tơ có mấy lỗ tra dầu. Đó là do khi mô tơ quay, nếu không cho dầu để bôi...

Có hay không có nghĩa địa thần bí của voi?

Hầu như tất cả các động vật có vú, sau khi chết đi, thi thể đều để ở đất hoang, nhưng trong rừng lại rất ít phát hiện thấy xác của voi. Con người khi...

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan...

Trên hoả tinh có sự sống không?

Hoả Tinh là một thiên thể về số mặt nào đó rất giống với Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời nó cách Mặt Trời 1,5 đơn vị thiên văn, so với Trái Đất cách Mặt...