Tại sao mắt của một số động vật có vú mọc ở phía trước mặt, còn một số khác lại mọc ở hai bên mặt?

Nếu các bạn chú ý quan sát thì sẽ phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị, đó là mặc dù khuôn mặt của một số động vật có vú biến đổi nhiều, nhưng vị trí mắt của chúng lại có một điểm chung: những động vật ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói..., đôi mắt nhạy bén mà chùng xuống, chúng đều nằm ở đúng phía dưới của phần mặt, còn mắt của các loài động vật ăn cỏ như trâu, ngựa, dê..., lại mọc ở hai bên của mặt.

Đây có phải là một sự trùng hợp không? Không phải, điều này có liên quan mật thiết với phương thức sinh sống của chúng.

Loài động vật ăn thịt trong giới tự nhiên đều là những kẻ tấn công chủ động tích cực, một khi chúng phát hiện thấy con mồi thì sẽ nhanh chóng truy đuổi. Trong quá trình truy đuổi, chúng không những cần có cơ đùi khoẻ, một cái miệng rộng và trong miệng có đầy răng sắc nhọn, mà còn phải dùng mắt để chăm chú vào mục tiêu, xác định chính xác khoảng cách. Mắt mọc ở chính phía trước mặt đã tạo thuận lợi cho sự đuổi bắt của loài động vật ăn thịt. Còn loài động vật ăn cỏ lại không giống như vậy, tính cách của chúng ôn hoà, thức ăn của chúng là "thức ăn chay", trong giới tự nhiên bất cứ lúc nào chúng cũng có thể trở thành thức ăn ngon của loài động vật ăn thịt. Mắt của chúng mọc ở hai bên phần mặt, tầm nhìn rộng rãi, có con còn có thể có tầm nhìn 360o, như vậy có thể kịp thời phát hiện được kẻ địch, để nhanh chóng chạy thoát thân.

Loài vượn và khỉ sinh sống ở trên cây, thức ăn chủ yếu của chúng là quả dại, lá non..., thỉnh thoảng cũng ăn một số thức ăn tanh, nhưng cơ bản là động vật ăn tạp, thích ăn thực vật. Vị trí mắt của chúng rất giống như thú ăn thịt sống trên cạn, một khuôn mặt tròn, chính phía trước mặt mọc một đôi mắt. Vượn và khỉ tuy không hung dữ giống các động vật ăn thịt như sư tử, hổ, báo... nhưng con mắt ở đúng phía trước mặt lại có lợi cho chúng nắm chắc khoảng cách giữa các cành cây, nhảy nhót một cách tự do tự tại trong rừng, từ đó có thể nhanh chóng trốn tránh kẻ địch đến từ các phía.

Còn gấu trúc là loài động vật ăn thịt, nhưng thức ăn chủ yếu là tre trúc, đó là do về mặt lịch sử, môi trường sinh sống của gấu trúc ngày càng trở nên khắc nghiệt, buộc chúng phải thay đổi thói quen ăn uống. Mắt của gấu trúc mọc ở phần trước mặt lại là đặc trưng di truyền kế thừa từ tổ tiên.

Mắt là trung tâm thu thập các tin "tình báo" của động vật. Trong quá trình cạnh tranh sinh tồn ác liệt, mắt cho dù có thể cung cấp tin tình báo trước 0,1 giây thì cũng có thể tăng thêm một phần hi vọng giúp chúng bắt con mồi hoặc chạy trốn kẻ địch.

Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?

Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ...

Sao Ngưu Lang và Chức Nữ có phải hàng năm gặp nhau không?

Chập tối mùa hè trên đỉnh đầu ta có một ngôi sao sáng, đó là sao Chức nữ. Cách sông Ngân Hà, phía Đông Nam sao Chức nữ nhìn sang một ngôi sao sáng...

Vì sao phải phóng vệ tinh khí tượng?

Trái Đất là một hành tinh. Phàm những thiên thể quay quanh hành tinh đều gọi là vệ tinh.

Vì sao có thể lợi dụng rừng để làm sạch nước thải?

Một đường ống từ Oasinhtơn thông ra rừng ngoại ô. Nước phế thải của các nhà máy đi theo đường ống này đến cánh rừng, sau đó nhiều vòi phun đặc biệt...

Vì sao phải đề phòng bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là bệnh "viêm kết mạc cấp tính", do vi khuẩn hoặc độc tố bệnh gây nên. Bệnh phát rất gấp, sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố bệnh mấy giờ...

Tại sao tổ ong đều là hình lục giác đều?

Nếu quan sát kỹ càng tổ ong, bạn chắc chắn sẽ rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, kết cấu của tổ ong thật là một kỳ tích của tự nhiên, tổ ong là do...

Vì sao chất hút ẩm lại có thể thay đổi màu?

Để giữ cho không khí khô ráo người ta dùng những biện pháp trong đó có biện pháp dùng chất hút ẩm. Chất hút ẩm là những chất có khả năng hấp thụ mạnh...

Trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất?

Bạn có biết trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất không? Trên thế giới chỗ lạnh nhất là Châu Nam Cực, nhiệt độ bình quân năm là -25°C, nhiệt độ...

Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không?

Rất nhiều sinh vật, kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết. Đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận.