Tại sao ô tô khi chạy phải hạn chế tốc độ?

Năm 1885, một người Đức đã chế tạo chiếc ô tô bốn kỳ chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Suốt quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm nay, việc thiết kế chế tạo ô tô đều luôn luôn lấy việc theo đuổi tốc độ cao làm mục đích. Việc phân chia các đường cao tốc và tốc độ thấp cho ô tô ở các thành phố hiện đại và xây dựng đường trên không, cũng nhằm mục đích phát huy đầy đủ tính năng cao tốc nội tại của ô tô.

Tuy nhiên, tốc độ của ô tô có thể tăng nhanh một cách không hạn chế được không?

Ô tô được coi là phương tiện giao thông nhanh ở trên bộ, nó dựa vào lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường để đẩy ô tô tiến lên. Ô tô dựa vào trọng lượng bản thân nó làm tăng lực ma sát đối với mặt đất, nếu ô tô tách khỏi sự tiếp xúc với mặt đất, thì sẽ không điều khiển được, rất nguy hiểm. Khi ô tô chạy với tốc độ cao, vì sự đối lưu của không khí đã sản sinh ra một lực nâng đối với ô tô, ô tô càng chạy nhanh, lực nâng càng lớn, lực nâng càng lớn, càng dễ dàng làm tăng khả năng ô tô tách rời khỏi mặt đất, trong khi trọng lượng của ô tô không thể khắc phục được lực nâng, thì sẽ xảy ra hiện tượng lật xe. Do đó, hạn chế tốc độ xe là một biện pháp cần thiết.

Các nước trên thế giới quy định hạn chế tốc độ xe khác nhau. Nước Đức là một trong số ít nước không hạn chế tốc độ xe, nhưng chuyển hướng và phanh gấp ở tốc độ cao vẫn bị coi là vi phạm luật lệ giao thông. Các nước cho phép tốc độ ô tô cao nhất 130 km/h là Pháp, áo, Thuỵ Sĩ, tốc độ cao nhất 120 km/h có Bungari, Nam Tư, Phần Lan, Bỉ, Luýchxămbua, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; tốc độ cao nhất 110 km/h có Nhật Bản, Hunggari, Hy Lạp, Đan Mạch, Hà Lan; tốc độ cao nhất 90 km/h có Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, v.v. Mỹ là nước có tai nạn ô tô nhiều nhất, nên quy định tốc độ cao nhất là 88 km/h.

Ngoài ra, Pháp và Hunggari còn có quy định đối với những người lái xe mới (nhận bằng lái chưa đầy hai năm) tốc độ xe trên các tuyến đường chính không quá 80 km/h. Còn ở Thuỵ Sĩ, ở những khu dân cư, ô tô không được vượt quá 50 km/h, trên các đường chính trong thành phố cho phép đạt đến 60 km/h.

Ở Trung Quốc quy định tốc độ xe trên đường cao tốc thường không được quá 120 km/h. Điều thú vị là, trên đường cao tốc, còn có sự hạn chế đối với tốc độ thấp nhất, nói chung không được thấp hơn 50 km/h. Như vậy là để ngăn ngừa một số xe có tốc độ quá chậm chạy trên đường cao tốc, ảnh hưởng đến tốc độ giao thông bình thường của xe cộ.

Vì sao tổ ong lại có hình lục giác?

Nếu quan sát kĩ các tổ ong, bạn sẽ thấy có nhiều điều đáng kinh ngạc. Kết cấu của tổ ong quả là kì tích trong tự nhiên.

Vì sao cần "tồn trữ" hyđro vào kim loại?

Ngày nay loài người chủ yếu sử dụng dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên là các nhiên liệu hoá thạch làm nhiên liệu. Chúng đều là những nhiên liệu không...

Vì sao nói rừng xanh là "lá phổi" của Trái Đất?

Rừng xanh là vệ sĩ của thiên nhiên, là trụ cột cân bằng sinh thái. Rừng có thể duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và oxi trong không khí, còn có...

Vì sao không nên nín đại, tiểu tiện?

Nước tiểu của người được trữ lại trong bàng quang. Khi tích tụ đến một lượng nhất định, bàng quang sẽ căng lên, điều này được các dây thần kinh truyền...

Dưới lòng đất của thành phố tương lai sẽ như thế nào?

Năm 1863, thành phố London nước Anh xây dựng thành công một đường sắt ngầm đầu tiên trên thế giới. Hồi đó tàu khách ngầm chạy bằng đầu máy hơi nước,...

Tại sao phải xây dựng thành phố số hoá?

Trước đây không lâu, các nước EU tuyên bố một kế hoạch rất mạnh bạo: Xây dựng ở Châu Âu 10 "thành phố số hoá" hoặc nhiều hơn, thủ đô Amsterdam của Hà...

Vì sao thôn Hứa Gia lại lưu truyền bệnh địa phương đến mười mấy vạn năm?

Gần thôn Hứa Gia, huyện Cao Dương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, năm 1976 phát hiện di chỉ người cổ cách đây mười mấy vạn năm làm chấn động dư luận. Trong...

Thế nào là bài toán "Nữ sinh Cachơman"?

Năm 1850, Cachơman người Anh đã đưa ra một bài toán khá lí thú: Một bà xơ dẫn 15 nữ sinh hàng ngày xếp hàng dạo chơi.

Vì sao ngọn lửa luôn hướng lên trên?

hời xưa do chưa hiểu được các nguyên lý khoa học, người ta thường gắn nó với ma quỷ và thần thánh.