Vì sao không khí lạnh ra đến biển thì dần dần giảm yếu?

Không khí lạnh khí áp cao từ Xibêri xa xôi tràn đến. Khi nó tràn về phương Nam gặp không khí ấm sẽ hình thành đỉnh không khí lạnh. Không khí lạnh vừa khô vừa lạnh, còn không khí ấm thì ẩm ướt và nhẹ. Do đó ở gần đỉnh lạnh, không khí ấm và ẩm ướt bị nâng lên, trong không trung gặp lạnh ngưng kết lại dẫn đến thời tiết mưa. Vì sự chênh lệch áp suất không khí ở vùng đỉnh lạnh lớn, cho nên có gió lớn. Khi không khí lạnh ra đến biển, vì nhiệt độ mặt biển cao, độ ẩm lớn, nên phía dưới không khí lạnh giống như cả một lò ấm, khiến cho lớp không khí bên dưới biến thành ấm và có khí ẩm. Cả tầng không khí trên lạnh, dưới nóng tự nhiên sẽ không ổn định, nên sản sinh ra những luồng đối lưu lên xuống thẳng đứng: tầng dưới không khí nóng bốc lên cao, còn tầng trên không khí lạnh chìm xuống dưới. Không khí sau khi chìm xuống được mặt biển làm tăng nhiệt lại bốc lên.

Cứ như thế đối lưu không ngừng xảy ra làm cho nhiệt độ không khí lạnh ban đầu tăng cao. Hơn nữa sau khi không khí ấm bốc lên cao thì hơi nước bão hòa sẽ ngưng kết lại, đồng thời nhả nhiệt ra ngoài lại khiến cho không khí càng ấm hơn. Như vậy lớp không khí lạnh tràn đến mặt biển càng thu được nhiều nhiệt hơn. Do đó sự chênh lệch nhiệt độ của luồng không khí lạnh ban đầu với không khí ấm trên biển không còn lớn nữa, thế lực lạnh cũng giảm yếu. Mưa giảm ít, gió giảm dần, đó là các biểu hiện của hiện tượng không khí lạnh đã yếu đi. Không khí lạnh càng đi về phía đông nam thì độ ấm và độ ẩm trên mặt biển ngày càng cao cho nên cuối cùng luồng không khí lạnh đã trở thành không khí ấm hoàn toàn.

Nông nghiệp sinh thái là gì?

Nông nghiệp sinh thái là loại hình nông nghiệp mới tuân theo nguyên lý sinh thái học và kinh tế học. Nó vận dụng phương pháp hệ thống hiện đại, lợi...

Tại sao việc truyền tin lại gắn liền với vật mang?

Việc nhận thức và sử dụng thông tin của loài người đã có một lịch sử lâu đời từ rất xa xưa. Bao nhiêu năm, rất nhiều thông tin sở dĩ được truyền đi và...

Trong vũ trụ còn có "hệ Mặt trời" khác không?

Ngoài hệ Mặt Trời của ta ra, chung quanh các hằng tinh khác có phải còn có các hành tinh không?

Vì sao ong hút mật?

Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này.

Hồng triều là thế nào?

Hồng triều (thuỷ triều đỏ) do các sinh vật phù du sống trong nước biển gặp được điều kiện môi trường thích hợp mà sinh sôi nảy nở nhanh chóng, hoặc...

Vì sao khi ăn rau cần phải rửa sạch, ăn hoa quả phải gọt vỏ?

Rau, hoa quả, dầu thực vật chúng ta mua ở chợ về hầu như đều chứa thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù có những loại thuốc trong quá trình canh tác không hề...

Tại sao nhìn vẩy cá có thể biết được tuổi của cá?

Cá có con to, con nhỏ, muốn biết tuổi của cá, thông thường chỉ cần bóc một cái vẩy trên thân cá, quan sát tỉ mỉ thì có thể thấy ngay.

Tại sao hổ thích vẩy nước ướt chứ không thích ngâm mình trong nước?

Điều thú vị là hổ sau khi bắt mồi, nhất là lúc thời tiết nóng toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Nó chạy đến chỗ có nước nhưng không nhảy ngay vào nước mà từ từ phủ phục xuống...

Tính số trận thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt như thế nào?

Dùng thể thức đấu loại trực tiếp số trận thi đấu tương đối ít, thời gian thi đấu ngắn. Khi số người ghi tên thi đấu nhiều thường dùng thể thức này.