Tinh đoàn là gì?

Trên bầu trời bao la mới xem qua sự phân bố của các hằng tinh hầu như rất hỗn loạn. Nhưng trên thực tế nguyên lý "vật chất theo đàn" cũng thích hợp với thế giới hằng tinh, đó là "sao phân bố từng đám". Đa số các hằng tinh trong quá trình diễn biến lâu dài, dần dần hình thành đặc điểm phân bố "thành từng đám". Thông thường các nhà thiên văn gọi những đám sao có số sao nhỏ hơn 10 là tụ tinh, còn số sao nhiều hơn 10 và có mối quan hệ vật lý với nhau thì gọi là tinh đoàn (quần sao). Chúng đều thông qua lực hấp dẫn để thu hút lẫn nhau.

Số hằng tinh trong tinh đoàn khác nhau rất lớn, có thể có những tinh đoàn chỉ mấy chục sao, mấy trăm sao, hoặc hàng chục vạn sao, thậm chí hàng triệu sao. Căn cứ vào số sao, hình dạng và vị trí phân bố của tinh đoàn trong Ngân hà người ta lại chia thành tinh đoàn phân tán và tinh đoàn dạng cầu.

Nghe tên thì biết, tinh đoàn phân tán có số sao tương đối ít, thường chỉ mấy chục đến hàng nghìn sao, hình dạng phần lớn không quy tắc, hình thành kết cấu liên minh giữa các sao rất lỏng lẻo, tuổi sao tương đối trẻ. Một đặc điểm khác của tinh đoàn phân tán là phần lớn các sao tập trung phân bố ở gần dải Ngân hà, do đó cũng gọi là tinh đoàn Ngân hà. Dùng mắt thường có thể nhìn thấy các sao như tinh đoàn trong chòm sao Kim ngưu cũng gọi là "tinh đoàn 7 chị em" và tinh đoàn tất, còn có tinh đoàn tổ ong trong chòm sao Con cua khổng lồ. Những tinh đoàn này đều là tinh đoàn phân tán nổi tiếng. Đến nay trong hệ Ngân hà người ta đã phát hiện được hơn 1000 tinh đoàn phân tán.

Tinh đoàn dạng cầu do hàng nghìn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu hằng tinh tổ chức thành, bề mặt bên ngoài có dạng hình cầu, là một "tinh cầu" danh nghĩa. Các hằng tinh ở trung tâm của nó vô cùng dày đặc, thậm chí dùng kĩnh viễn vọng thiên văn khó phân biệt được từng hằng tinh riêng lẻ. Tinh đoàn dạng cầu phần nhiều là những hằng tinh già lão, chúng tồn tại trong vũ trụ bao la đã hơn mười tỉ năm. Không gian phân bổ của tinh đoàn dạng cầu tương đối tản mạn, chủ yếu phân bố ở những quầng bạc khổng lồ. Từ Trái Đất nhìn lên tinh đoàn dạng cầu sáng nhất là tinh đoàn ω trong chòm sao Nhân Mã, tương đương với độ sáng sao cấp 3, cách ta khoảng 1,6 vạn năm ánh sáng. Từ kính viễn vọng thiên văn nhìn thấy tinh đoàn dạng cầu thường rất đẹp.

Bệnh chắp sản sinh như thế nào?

Chắp gồm hai loại: chắp mắt bên ngoài mí mắt gọi là chắp ngoài; chắp nằm bên trong mí mắt gọi là chắp trong. Khi bệnh mới phát sinh, trên mí mắt (sát...

Tại sao coi chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình?

Trong Kinh Thánh có đoạn như thế này: “Thượng đế Jehova tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adamtạo ra con người nữ Eva, nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở và làm ăn sinh sống rất hưng thịnh...

Có phải máy bay đều phải bay rất cao?

Mọi người đều biết rằng, máy bay thông thường nói chung càng bay cao càng tốt, vì xét về mặt quân sự, khi không chiến, nếu bay cao hơn máy bay kẻ thù,...

Voi biển và voi (rừng) có phải là họ hàng với nhau không?

Voi là động vật mà mọi người đều rất quen thuộc, trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, hay là trong vườn bách thú đều có thể nhìn thấy bóng dáng của...

Vì sao tầm nhìn của chim ưng rất xa?

Từ trên không cao tới 2 3 nghìn mét, chim ưng có thể nhìn thấy chính xác một con chuột đồng hoặc một con chó đang chạy dưới mặt đất. Những con mồi này...

Thế nào là "card IC"?

Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa và khoa học kỹ thuật, phạm vi ứng dụng của thẻ tín dụng không ngừng mở rộng. Trên thị trường đã xuất hiện...

Tại sao ong mật sau khi đốt người xong lại bị chết?

Mọi người đều biết, ong mật có thể đốt người, bởi vậy rất nhiều người sợ ong. Thực ra, ong mật bất đắc dĩ lắm mới đốt người, bởi vì sau khi ong đốt người xong thì chính nó cũng phải chết.

Bí quyết leo giàn của cây xanh

Bí, mướp, dưa chuột, dây trường xuân, nho… rất có tài leo trèo. Chỉ cần móc được vào một thân cây, que củi hay thậm chí cột điện, chúng sẽ thoăn thoắt...

Tại sao nói con mối không phải là con kiến?

Con mối (bách nghĩ) và con kiến (mã nghĩ) đều có cũng một chữ "nghĩ" (theo cách gọi của người Trung Quốc), nên người Trung Quốc thường gọi nhập chúng làm một.