Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên nở hoa trên một diện tích lớn, phạm vi lên tới hơn 5000 km2. Những cây trúc này khoảng 100 năm nở hoa một lần, và sau khi nở hoa thì sẽ chết khô, rừng trúc mới phải bắt đầu từ thời kì nảy mầm của hạt giống, trải qua năm tháng dài dằng dặc 20 - 30 năm mới có thể khôi phục lại hoàn toàn.

May mắn là, gấu trúc là một loài động vật sống chủ yếu nhờ vào cây trúc. Từ góc độ phân loại động vật học cho thấy, gấu trúc lại là động vật ăn thịt hoàn toàn và hệ thống tiêu hoá của chúng cũng không thích ứng với loại thức ăn là cây trúc này. Nhưng trong môi trường sinh tồn đặc biệt, trải qua nhiều năm thử nghiệm tìm kiếm, gấu trúc vẫn chọn cây trúc, điều này thực sự là một việc khiến người ta đáng tiếc. Bởi vì cây trúc có quy luật nở hoa định kì của nó, kết quả của việc nở hoa sẽ dẫn đến sự thiếu thốn nghiêm trọng về thức ăn cho gấu trúc, và dạ dày của gấu trúc không thể hoàn toàn tiêu hoá hấp thu dinh dưỡng của cây trúc, làm cho loài động vật thật thà phúc hậu này hằng ngày phải dùng toàn bộ thời gian hoạt động để hái lá trúc ăn thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng phát dục của chúng.

Có thể có người sẽ hỏi, trúc nở hoa đã là một quy luật, vậy thì sau khi trải qua những năm tháng dài dằng dặc thì gấu trúc cần phải thích ứng được với điều kiện khan hiếm lá trúc, nếu không thì trên thế giới ngày nay đã sớm không có loài động vật là gấu trúc rồi. ý kiến này có lí lẽ nhất định. Nhưng thế giới mà gấu trúc ngày nay phải đối mặt đã hoàn toàn khác với thế hệ trước của chúng. Sự thay đổi lớn nhất là do dân số tăng lên với số lượng lớn, loài người đang "xâm lược" với quy mô lớn vào khu vực sinh tồn của gấu trúc. Gấu trúc vốn có thể đi lại tìm kiếm trúc trong một không gian tự do rộng lớn hơn, bây giờ chỉ có thể co lại trong thế giới nhỏ bé của mình. Một khi trúc nở hoa trong nơi cư trú thì chúng ngay cả cơ hội di chuyển để kiếm thức ăn cũng không có. Đúng lúc loài người đang khai phá một lượng lớn đất đai, đã ngăn cách lĩnh vực sinh tồn của chúng thành từng đảo nhỏ đơn lẻ, cho dù ở nơi xa có một lượng lớn rừng trúc, các con gấu trúc cũng chỉ có thể nhìn trúc mà than thở. Vận mệnh của chúng có thể biết trước được.

Gấu trúc về phương diện sinh sản cũng có hai khó khăn lớn, một là tỉ lệ sinh sản thấp, hai là tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của chúng rất hà khắc. Khi mùa sinh sản đến, những con gấu trúc đực và cái rất khó gặp mặt nhau cũng sẽ không kết hợp một cách qua loa, chúng phải nhìn nhau vừa mắt, mới có thể trở thành vợ chồng, như vậy thì sự phát triển bầy đàn cũng khó khăn hơn.

Nếu như tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, sớm muộn gì cũng có một ngày gấu trúc sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn. Đối mặt với hiện thực nghiêm trọng này, Chính phủ Trung Quốc và nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức bảo vệ trong và ngoài nước Trung Quốc đã làm được một số công việc lớn, không những trả lại đất đai cho gấu trúc, mà giữa các nơi cư trú của gấu trúc không nối liền với nhau đã thiết kế thành lập một "hành lang gấu trúc", làm cho các con gấu trúc khi gặp phải thức ăn thiếu thốn, có thể tự do lưu động trong các khu vực khác nhau, đạt được mục đích lấy thức ăn, ngoài ra việc thiết lập "hành lang gấu trúc" cũng tạo nhiều cơ hội hơn cho các con gấu trúc tự do chọn bạn đời vào mùa sinh sản. Tin tưởng rằng, trong môi trường cư trú dần dần rộng rãi như vậy, bầy đàn gấu trúc có thể được lớn mạnh lên không ngừng.

Việc nghiên cứu về phương diện sinh sản nhân tạo gấu trúc ở Trung Quốc cũng đã duy trì được gần 30 năm, đồng thời trong khoảng thời gian cuối thập kỉ 80 đến thập kỉ 90 đã đạt được tiến triển mang tính đột phá. Gần đây, Viện khoa học Trung Quốc đã coi nhân bản gấu trúc là một công việc quan trọng từ nay về sau, khi kĩ thuật nhân bản ngày một hoàn thiện, con người sẽ không còn quá lo lắng về giống loài tuyệt chủng. Những con gấu trúc dễ thương rốt cuộc cũng có thể tồn tại với thế giới này.

Tiếng hát từ sa mạc do đâu?

Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông...

Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong...

Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?

Chúng ta ăn ngó sen tươi non trắng, bẻ đôi nó, sẽ thấy có rất nhiều những sợi tơ mảnh nối liền có thể kéo dài hơn 10 cm. Nếu đặt dưới kính hiển vi...

Tại sao đeo dù giúp chúng ta hạ cánh an toàn?

Với các máy bay chiến đấu, khi bị trúng đạn, phi công bắt buộc phải tìm cách thoát khỏi máy bay. Nếu rơi từ độ cao hàng ngàn mét xuống đất, con người không tránh khỏi cái chết...

Thế nào là sản phẩm được thiết kế theo yêu cầu sinh thái?

Từ quan điểm môi trường mà xét, mỗi loại sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng đều mang lại gánh nặng cho môi trường. Theo thống kê, một tấn sản phẩm bình...

Vì sao mùa thu ta cảm thấy “trời cao mát mẻ”?

Vùng Trung, hạ du Trường Giang, Trung Quốc, hễ đến mùa thu đặc biệt là tháng 9, tháng 10, bầu trời cao lồng lộng, không gợn một chút mây, mưa rất ít....

Vì sao lại phải dùng dòng điện siêu cao áp để truyền tải điện đi xa?

Tại các vùng nông thôn hay khu vực ngoại ô thường có nhiều cột điện cao sừng sững, trên có mắc nhiều dây điện rất lớn đểưa điện từ các nhà máy phát điện tới các đơn vị, công sở, hộ gia đình

Vì sao nông thôn Trung Quốc cần phát triển mạnh về khí biôga?

Nông thôn Trung Quốc gồm hơn 800 triệu nông dân. Vì than đá, dầu hỏa và điện năng thiếu, cho nên trên 75% nguồn năng lượng mà cuộc sống nông thôn đòi...

Thế nào là song tinh?

Nếu dùng kính viễn vọng thiên văn để quan sát bầu trời bạn sẽ phát hiện trong bầu trời có nhiều hằng tinh thành từng cặp, đi đôi với nhau. Vị trí của...