Vì sao chỉ cần xát nhẹ que diêm là cháy thành ngọn lửa?

Toàn thể que diêm là những chất dễ cháy: Đầu que diêm chủ yếu là antimon sunfua (Sb2S3) và kali clorat (KClO3). Thân que diêm bằng gỗ thông mềm hoặc gỗ bạch dương, đầu que gỗ được tráng parafin hoặc tẩm nhựa thông. Vỏ bao diêm có phủ một lớp photpho đỏ và keo thuỷ tinh lỏng.

Khi bạn cầm que diêm quẹt nhẹ vào vỏ bao, đầu que diêm chạm vào lớp photpho đỏ, do photpho đỏ khi bị ma sát sinh nhiệt nên cháy thành tia lửa. Kali clorat ở đầu que diêm gặp nhiệt sẽ cho oxy thoát ra và nhanh chóng làm antimon sunfua bốc cháy. Thân que diêm phải dài một chút để bạn có đủ thời gian châm ngọn lửa đốt cháy một vật khác.

Khi đã có diêm thì việc châm lửa đốt cháy một vật khác trở nên dễ dàng, tiện lợi, chỉ cần quẹt nhẹ một cái là được. Thế lùi lại mấy trăm năm về trước, lúc chưa biết diêm thì làm thế nào để châm lửa. Vào thời đó việc lấy được lửa quả là một việc khó khăn, phiền phức. Vào thời Trung cổ, các binh sĩ khi ra trận thường phải mang đá lửa để lúc cần thiết có thể lấy lửa. Khi cần lấy lửa để châm ngòi súng, các binh sĩ đã dùng các viên đá lửa đập "chan chát" cho bắn ra các tia lửa vào vật dẫn hoả. Làm cách này phải tốn 1 - 2 phút mới lấy được lửa châm ngòi cho súng tay hoặc đạn pháo. Các loại súng châm lửa bằng cách ấy, khi cần bắn các dã thú, khi nghe tiếng đập “chan chát" chắc dã thú như lợn rừng, bò rừng sẽ bỏ chạy mất tăm.

Que diêm đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Italia hơn 200 năm trước. Bấy giờ người ta dùng thanh gỗ làm thân diêm, đầu diêm có thành phần chính là kali clorat và đường mía. Khi sử dụng diêm, người ta nhúng đầu diêm vào axit sunfuric đặc, một lúc sau, đầu diêm sẽ bốc cháy. Loại diêm này giá cao, khó mang đi lại, vả lại axit sunfuric đặc lại khá nguy hiểm, nên không được hưởng ứng. Đến năm 1834 mới bắt đầu lưu hành loại diêm que trên thế giới. Ban đầu chất phát hoả trên đầu que diêm chủ yếu là photpho trắng. Photpho trắng là chất hết sức dễ bốc cháy, chỉ cần hơi nóng là bùng cháy. Có lúc bọc loại diêm này trong người, nó bỗng nhiên bốc cháy và gây hoả hoạn. Vả lại photpho trắng rất độc, các công nhân sản xuất diêm thường dễ bị ngộ độc. Việc sử dụng loại diêm này đương nhiên cũng rất nguy hiểm. Về sau người ta dùng hợp chất của photpho và lưu huỳnh (S2P4) làm chất phát hoả ở đầu que diêm. Loại hợp chất này dĩ nhiên không độc nhưng cũng dễ bắt lửa. Chỉ cần xát nhẹ lên tường, thậm chí xát lên quần áo cũng bốc cháy. Dùng loại diêm này đương nhiên cũng không an toàn.

Chỉ đến khoảng hơn 100 năm trước đây, người ta mới chế tạo được loại diêm an toàn. Với loại diêm này nếu chỉ có ma sát thì sẽ không bốc cháy. Đầu que diêm phải quẹt vào lớp photpho đỏ phủ trên vỏ bao diêm mới bốc cháy. So với loại diêm bằng photpho trắng và diêm ma sát trước đây rõ ràng là an toàn hơn.

Thế nào là hệ thống công chứng máy tính?

Trong hoạt động xã hội hiện đại, việc kí kết hợp đồng hoặc giao thức, giải thưởng cuộc thi, phân phối lợi ích v.v.

Vì sao có những vệ tinh có thể trở về mặt đất?

Có vệ tinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về mặt đất, như vệ tinh chụp phim mặt đất, vệ tinh hoàn thành các tài liệu thí nghiệm, vệ tinh mang các...

Vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên?

Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá khác biệt và không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, một trong số những vùng trồng nhiều cà phê nhất chính là Tây Nguyên.

Tại sao gà thích ăn sỏi?

Đối với gà mà nói thì hạt thóc, hạt mạch... có thể được coi là "sơn hào hải vị" của chúng. Tuy nhiên, cho dù bạn dùng những thức ăn này để nuôi chúng, chúng vẫn thích mổ đông bới tây để tìm ăn những hạt sỏi và hạt cát.

Vì sao nhiệt độ trong các thành phố cao hơn ngoại ô?

Từ đời nhà Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du đã từng viết: “Thành thị thượng dư tam phục nhiệt, Thu quang tiên đáo dạ nhân gia” (thành thị còn nóng như...

Gió được hình thành như thế nào?

Cờ bay phấp phới, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ oàm oạp tất cả những cái này đều do gió gây nên. Lúc gió dịu dàng thì cây cối...

Tại sao ngó đứt tơ vương?

Ngó sen đã bị đứt, nhưng chỗ đứt vẫn còn rất nhiều sợi tơ, không chỉ ngó, mà trong cọng sen cũng có nhiều sợi tơ này. Nếu bạn ngắt một cành sen sau đó...

Vì sao việc thường xuyên thở bằng miệng không tốt cho sức khỏe?

Hằng ngày, ta thở liên tục để hít khí ôxy và bài tiết khí CO2. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường gọi là thở.

Vì sao không nên lạm dụng thuốc kháng sinh?

Lịch sử phát triển y học của Việt Nam và thế giới có nhiều bài học và sai lầm. Trong đó, ỷ lại thuốc kháng sinh, lạm dụng kháng sinh là một trong...