Vì sao nói "rửa chân nước nóng trước khi ngủ cũng như uống thuốc bố"?

Hai chân con người không những đỡ trọng lượng toàn thân mà còn chuyển dời thân thể đi. Theo tính toán, một người trong cuộc đời đi khoảng 10 vạn km, tương đương với 2,5 vòng tròn quả đất.

Con người hoạt động, chân phải làm việc rất nặng nhọc, cho nên việc giữ ấm đôi chân vô cùng quan trọng đối với công tác, học tập và sức khỏe. Rửa chân trước lúc ngủ là một phương pháp bảo vệ sức khỏe, rất có ích cho toàn thân, lại ngăn ngừa bệnh nấm chân.

Việc dùng nước ấm rửa chân có tác dụng như uống thuốc bổ. Nước nóng 60 - 70 độ C có thể kích thích đầu cuối thần kinh, điều tiết hệ thống thần kinh thực vật và nội tiết tố, thúc đẩy máu tuần hoàn tốt, cung cấp đủ chất bổ và khí ôxy, kịp thời bài trừ những chất thải tích tụ, cải thiện giấc ngủ và nâng cao trí nhớ.

Theo học thuyết kinh lạc của đông y, lục phủ ngũ tạng của cơ thể đều có những huyệt vị tương ứng trên chân. Cả hai chân có tất cả 66 huyệt, chiếm 1/10 tổng số huyệt toàn thân. Việc rửa chân và xoa bóp các huyệt trên chân sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh cục bộ và toàn thân. Ví dụ: Vì sao khi hai chân bị lạnh, ta lại dễ bị cảm? Đó là vì hai chân cách xa tim, cho nên máu được cung cấp ít, nhiệt độ của da chân hơi thấp. Ngược lại, chân có quan hệ chặt chẽ với hệ thống thần kinh của niêm mạc đường hô hấp. Chân bị lạnh sẽ có phản xạ làm cho các mạch máu trong niêm mạc đường hô hấp co lại, lượng máu lưu thông ít, sự vận động của các lông tơ giảm, do đó sức đề kháng bệnh của cơ thể giảm rõ rệt. Khi đó, những khuẩn bệnh vốn tiềm tàng trong mũi và yết hầu sẽ sinh sôi nảy nở, gây ra bệnh. Sau khi bị cảm, mỗi ngày dùng nước ấm rửa chân 2 - 3 lần, sẽ khiến hiện tượng ứ huyết trong niêm mạc mũi và yết hầu biến mất, chứng cảm sẽ nhẹ đi.

Ngoài ra, việc dùng nước ấm rửa chân còn có thể làm tan mệt mỏi, ngăn ngừa chi dưới đau mỏi do đi đường xa hoặc lao động nặng gây nên. Việc dùng nước ấm rửa chân trước khi ngủ còn có thể điều tiết công năng vỏ đại não, khiến cho thần kinh trở về trạng thái yên tĩnh, thư giãn, giúp ngủ ngon.

Vì sao trên cao nguyên và núi cao cũng có ao hồ?

Sông hồ phân bố nhiều ở đồng bằng, trên một số cao nguyên, núi cao cũng có nhiều ao hồ.

Vì sao khi tuyết rơi không lạnh nhưng khi tuyết tan lại lạnh?

Vào mùa đông, nhiều vùng ở Trung Quốc thường chịu sự chiếm lĩnh của luồng không khí lạnh. Luồng không khí vừa lạnh vừa khô bắt nguồn từ phương Bắc di...

Tại sao nói san hô là động vật?

Mọi người thường cho rằng san hô là đá quý và hình dung nó là một khoáng vật. Do rất nhiều san hô thiên nhiên chưa được gia công đều có hình cành cây nên từ xưa đến nay rất nhiều người lại cho rằng san hô là thực vật...

Vì sao phải quy định điều kiện thời tiết để sân bay đóng hay mở cửa?

Chúng ta đều biết máy bay là công cụ giao thông chủ yếu vận chuyển hàng hoá và hành khách cự ly xa. Trong quá trình cất cánh, hạ cánh và bay thường do...

Vũ khí laser hoạt động như thế nào?

Vũ khí laser khi được bắn ra, tuy không có đạn như súng pháo thường nhưng lại phát ra chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000 km/giây...

Vì sao kính thuỷ tinh chống đạn lại chống được đạn?

Theo như tên gọi, thủy tinh chống đạn là loại kính thuỷ tinh có khả năng chống đạn xuyên. Vì sao thuỷ tinh chống đạn lại có khả năng chống đạn xuyên...

Vì sao có thể dự đoán thời tiết qua hình dạng Mặt trăng?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ nói về thời tiết là dựa vào hình dạng Mặt trăng để dự báo sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như “không sợ mồng...

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường...