Like
Share
Copy link
Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn. Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Dưới đây là giải thích của nhà vật lý Ia. I. Perenman.
Thứ nhất, hễ nước gặp một vật đang cháy thì nó biến thành hơi và hơi này lấy đi rất nhiều nhiệt của vật đang cháy. Nhiệt cần thiết để biến nước sôi thành hơi nhiều gấp 5 lần nhiệt cần thiết để đun cùng thể tích nước lạnh ấy lên 100 độ.
Thứ hai, hơi nước hình thành lúc ấy chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao vây xung quanh vật đang cháy, không cho nó tiếp xúc với không khí. Thiếu không khí, sự cháy sẽ không thể duy trì được.
Để tăng cường khả năng làm dập lửa của nước, đôi khi người ta còn cho thêm … thuốc súng vào nước. Điều này thoạt nghe thì thấy lạ, nhưng rất có lý: thuốc súng bị đốt hết rất nhanh, đồng thời sinh ra rất nhiều chất khí không cháy. Những chất khí này bao vây lấy vật thể, làm cho sự cháy gặp khó khăn.
Tại sao chim bay được?
Vì sao trong thành phố lại xuất hiện gió nhà cao tầng?
Đường dây điện thoại có thể mắc sát với đường điện không?
Loài hoa nào lớn nhất, loài hoa nào nhỏ nhất trên thế giới?
"Giờ Bắc Kinh" có đúng là giờ thực ở Bắc Kinh không?
Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?
Tại sao hạt giống, cây giống phải qua kiểm dịch mới có thể sử dụng?
Tại sao sau khi trời mưa trên đất sẽ mọc rất nhiều nấm?
Vì sao ở Nam Cực lại nhiều vẩn thạch đến thế?