Like
Share
Copy link
Nếu nhìn trên bản đồ bạn sẽ thấy rằng, các dòng sông tự nhiên đều có hình uốn lượn. Trên thực tế cũng đúng như vậy. Có người cho rằng, đó là do yếu tố địa hình quyết định, chẳng hạn như theo chiều của núi, của vực. Tuy nhiên, ngay ở đồng bằng, các dòng sông cũng uốn lượn. Tại sao lại như vậy?
Hiện tượng này là do lực cản của nước ở gần đáy sông, sự không cân bằng áp lực giữa lớp nước trên mặt và lớp nước dưới đáy sông. Do ảnh hưởng của dòng chảy nước mé ngoài có áp suất lớn, khiến cho dòng nước cuộn xuống phía dưới, men theo rìa phía ngoài. Khi xuống đến đáy, dòng nước bị ép chảy, cuộn vào rìa trong của lòng sông, sau đó lại cuộn lên trên, cuối cùng theo mặt sông chảy cuộn vào mé ngoài. Kiểu vận động này được gọi là chảy hai lần. Khi đổ, dòng nước mé ngoài sông có tốc độ cao hơn dòng nước mé trong, khiến cho bờ đê phía ngoài bị xói mòn trong khi bờ đê phía trong không ngừng được mở rộng, và dòng sông ngày càng uốn cong. Với bất cứ dòng sông dù có hình thẳng, kiểu dòng chảy hai lần cũng sẽ làm xáo trộn dòng nước trong lòng sông, từ đó tạo nên những đoạn uốn cong. Những chỗ này mở rộng dần thành những đoạn rộng hơn. Nếu dòng sông có quá nhiều đoạn uốn lượn gần nhau, dòng nước sẽ xói mòn bờ sông thành bãi đất nông ngập nước.
Câu chuyện về số vô cùng bé và số 0 như thế nào?
Vì sao không thể nhập khẩu rác thải?
Vì sao trong các túi đựng thực phẩm người ta thường ghi xx g ± x g?
Vì sao lại nói dùng than đá làm nhiên liệu là quá lãng phí?
Kĩ thuật "nhân bản vô tính" có thể cứu các loài vật khỏi bị tiêu diệt không?
Có thể dùng nước đại dương dập tắt núi lửa không?
Loài vật có thể nhịn ăn bao lâu?
Vì sao ở Trung Quốc người ta gọi định lí Pitago là định lí tam giác?
Vì sao dùng phương pháp xác suất có thể tính được giá trị gần đúng của số π?