Vì sao Thượng Hải liền sông kề biển cũng thiếu nước?

Thượng Hải nhờ nước mà sinh ra, nhờ nước mà hưng thịnh, hầu như không có nguy cơ thiếu nước. Nhưng ngày nay, thành phố khổng lồ này ngày càng bị vấn đề thiếu nước sạch gây khó khăn. Hiện nay Thượng Hải đã bị các Bộ, ngành liên quan của quốc gia xác định là thành phố “thiếu nước sạch”.

Theo thống kê, hàng năm Thượng Hải dùng khoảng hơn 7 tỉ m3 nước và tăng lên với tốc độ 3,3% năm. Cuối thế kỉ XX, lượng cung cấp nước hàng năm cho Thượng Hải đạt đến 15,85 tỉ m3.

Từ lâu, Thượng Hải luôn lấy Thái Hồ ở thượng lưu sông Hoàng Phố làm nguồn nước chủ yếu. Trong những năm gần đây nguồn nước Thái Hồ ngày càng kém đi, Thượng Hải bắt buộc phải lấy nước sông Trường Giang làm nguồn nước chủ yếu. Làm như thế tuy giải quyết được tình thế trước mắt nhưng vẫn chưa thoát được nạn thiếu nước lâu dài.

Thượng Hải ở cuối nguồn sông và đầu biển. Sông Trường Giang chảy qua Thượng Hải một mặt tiếp nhận các chất ô nhiễm ở thượng lưu, mặt khác lại chịu ảnh hưởng nước mặn xâm thực. Mùa nước cạn, đặc biệt là tháng giêng, tháng hai nước sông Trường Giang ít nên nước mặn xâm thực uy hiếp nguồn nước của Thượng Hải. Những công trình thủy lợi đã đưa vào kế hoạch và sắp thi công có ảnh hưởng rõ rệt đến cường độ nước sông Trường Giang và nước biển cung cấp cho Thượng Hải. Công trình Tam Hiệp trong những năm nước sông Trường Giang khô cạn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước của Thượng Hải. Sau khi thi công xong công trình điều nước miền Nam cho miền Bắc sẽ điều được hơn 60 tỉ m3 nước sông Trường Giang để tưới hạn cho vùng Tế Bắc. Công trình ở sông Hoài Hà cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng nước của sông Trường Giang. Ngoài ra việc nạo vét lòng sông Trường Giang sẽ khiến cho cửa các cống ngăn nước tăng từ độ sâu 7 m đến 12,5 m. Như vậy cứ đến mùa khô thì phạm vi nước mặn xâm nhập vào càng lớn, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước lấy từ Trường Giang. Nếu mấy chục năm sau, mực nước biển trên toàn cầu có xu hướng dâng cao thì nước mặn xâm thực vào sông Trường Giang sẽ còn dồn dập và tăng lên nữa. Do đó có thể thấy tình trạng thiếu nước của thành phố Thượng Hải rất khó giải quyết.

Bảo vệ tốt nguồn nước, khiến cho chất lượng nước của sông Trường Giang và Thái Hồ dần dần được cải thiện, đó là phương pháp cơ bản nhất để xử lí tình trạng thiếu nước của Thượng Hải. Nhưng đồng thời chúng ta còn phải chú ý dùng nước tiết kiệm, khiến cho nguồn nước và cả thành phố cùng hòa nhập vào quĩ đạo tiếp tục phát triển.

Từ khoá: Nước ngọt.

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Điều gì quyết định sự to nhỏ của hạt mưa đá?

Không phải cứ bẩu trời càng nhiều nước thì hạt mưa đá càng to. Các nhà nghiên cứu cho biết sức mạnh của các dòng không khí chuyển động lên phía trên...

Vì sao cây ngân hoa có thể làm sạch không khí?

Cây ngân hoa đẹp đẽ nguyên là loài cây xanh quanh năm. Dáng cây đẹp, lá bạc màu xám đung đưa trước gió, màu bạc lấp lánh trông rất vui mắt.

Có thể phòng chống virut máy tính không?

Tật bệnh đối với cơ thể con người là có thể dự phòng, virut máy tính cũng vậy. Cách tốt nhất để phòng chống việc lây truyền virut máy tính là cắt đứt...

Viên đạn và tiếng nổ, cái gì chạy nhanh hơn?

Tốc độ viên đạn khi đi ra khỏi nòng súng là 900 mét/giây, âm thanh ở nhiệt độ bình thường có tốc độ truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh gấp...

Vì sao cơ thể người không thể thiếu men, enzim?

Mời các bạn tiến hành một thí nghiệm lý thú sau đây. Cho một hai giọt cồn iot vào một bát nước cháo, lập tức trong bát cháo sẽ xuất hiện màu lam, đó...

Hồng triều là thế nào?

Hồng triều (thuỷ triều đỏ) do các sinh vật phù du sống trong nước biển gặp được điều kiện môi trường thích hợp mà sinh sôi nảy nở nhanh chóng, hoặc...

Tại sao truyền thông di động phải dùng mạng tổ ong?

Những phương tiện thông tin vô tuyến như điện thoại không dây, máy nhắn tin và điện thoại đơn công vô tuyến (hệ thống truyền thông nội bộ - inter...

Vì sao rác thải vũ trụ uy hiếp hoạt động vũ trụ?

Từ ngày nhân loại bắt đầu hoạt động khám phá vũ trụ đến nay, xác của tên lửa, các thiết bị vũ trụ sau khi phóng lên không làm việc nữa, tự nổ phá huỷ...