Vì sao nói "tăng trưởng" khác với "phát triển"?

"Tăng trưởng” và “phát triển” vừa quan hệ mật thiết với nhau, vừa khác nhau về bản chất.

“Tăng trưởng” tức là tăng trưởng kinh tế, là chỉ sự tăng trưởng của một quốc gia hoặc một khu vực trong một thời gian nhất định về mặt của cải quốc dân hoặc của cải xã hội. Cụ thể đó là “sự tăng thêm về sản phẩm sản xuất và tổng lượng dịch vụ của một nước”. Kinh tế tăng trưởng thông thường có thể dùng chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất quốc dân (GNP) hoặc tổng giá trị sản lượng quốc nội (GDP) để biểu thị.

“Phát triển” là chỉ kinh tế phát triển, hoặc xã hội phát triển. Nó không những bao hàm nội dung tăng trưởng về kinh tế mà còn có ý nghĩa rộng hơn là cùng với sự tăng trưởng đó đã xuất hiện sự biến đổi về “cấu trúc”, ví dụ kết cấu kinh tế, kết cấu xã hội, kết cấu chính trị, v.v..Có thể thấy nội hàm của “Tăng trưởng kinh tế” khá hẹp, là một khái niệm đơn thuần thiên về số lượng và tốc độ, còn nội hàm của “Phát triển kinh tế” rộng hơn, là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả số lượng và chất lượng, vừa xét đến nhân tố kinh tế lại vừa xét đến nhân tố xã hội và nhân tố môi trường. Cho nên chúng ta nói “tăng trưởng” khác với “phát triển”.

Tăng trưởng kinh tế là biện pháp, phát triển kinh tế và xã hội là mục đích. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở của phát triển kinh tế, kinh tế phát triển là kết quả của tăng trưởng kinh tế. Nói chung không có tăng trưởng kinh tế thì không thể phát triển kinh tế, nhưng có tăng trưởng kinh tế không nhất thiết sẽ có phát triển kinh tế. Có lúc kinh tế tuy tăng trưởng với tốc độ nhanh, nhưng lâu dài lại tạo ra sự phân hoá hai cực, người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo. Hoặc trong tăng trưởng kinh tế phần lớn là sự tiêu hao kinh tế quốc dân, không bù đắp cho quốc kế dân sinh, hoặc chỉ theo đuổi tốc độ tăng trưởng của kinh tế mà không chú ý đến phúc lợi cho nhân dân, không xét đến cái giá xã hội phải trả. Tất cả những điều đó chứng tỏ: tăng trưởng và phát triển không phải là thống nhất, có thể có tăng trưởng mà không có phát triển.

Trước thập kỷ 70 của thế kỉ XX, kinh tế học truyền thống phương Tây thường lẫn lộn giữa khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế là một, xem sự tăng thêm về của cải là mục tiêu căn bản nhất của hoạt động kinh tế loài người. Đến năm 1970, người ta mới bắt đầu chú ý đến những nước đang phát triển, tổng giá trị sản xuất quốc dân tăng lên nhưng sự cải thiện phương thức sản xuất không tương xứng, cục diện sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa đô thị đều không tăng cao. Vì vậy khi Liên hợp quốc định ra chiến lược phát triển quốc tế 10 năm lần thứ 2 (1970 – 1980) đem sự phát triển khái quát thành “Tăng trưởng kinh tế cộng với cải cách xã hội”. Đến thập kỉ 80, khái niệm “Có thể tiếp tục phát triển” được chính thức đề ra. Căn cứ định nghĩa trong “Chương trình nghị sự thế kỉ XXI của Trung Quốc”, “Có thể tiếp tục phát triển” tức là “cố gắng tìm một con đường hài hòa hỗ trợ lẫn nhau giữa dân số, kinh tế, xã hội, môi trường và nguồn tài nguyên để vừa có thể thỏa mãn nhu cầu của nhân dân hiện nay, vừa không cản trở năng lực thỏa mãn nhu cầu của nhân dân sau này”. Vì vậy chúng ta có thể nói như sau: tăng trưởng khác với phát triển, càng khác với “Có thể tiếp tục phát triển”.

Từ khoá: Tăng trưởng; Phát triển; Có thể tiếp tục phát triển.

Vì sao trên đường chạy đua, điểm xuất phát của các vận động viên không bằng nhau?

Trên các cuộc thi đấu điền kinh thường có đường chạy 200 m. Đoạn đầu của các đường đua này thường có dạng nửa hình tròn.

Vì sao cao su có tính đàn hồi?

Đàn hồi là tính chất quý giá của cao su. Theo các phép đo dạc, cao su thiên nhiên khi kéo căng tăng độ dài gấp 9 lần sau đó vẫn có thể phục hồi trở...

Vì sao việc tập cho mắt có thể giúp đề phòng cận thị?

Một đôi mắt bình thường vì sao dần dần lại biến thành cận thị? Nguyên nhân chủ yếu là bệnh nhân không dùng mắt hợp quy tắc vệ sinh. Nếu trong một thời...

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Tại sao khỉ trên núi Nga Mi xin "phí mãi lộ" của người đi đường?

Núi Nga Mi là một trong tứ đại Phật sơn của Trung Quốc, nơi đó có rất nhiều khỉ trú ngụ, người nơi đó thường gọi chúng là "khỉ Nga Mi".

Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?

Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.

Tiết kiệm nguồn nước như thế nào?

Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước. Thiếu nước không những cản trở nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế mà còn uy hiếp đến đời...

Vì sao nói cây xanh là "máy tiêu âm" tự nhiên?

Có người ví cây xanh là máy tiêu âm tự nhiên, đó là vì cây xanh có tác dụng giảm thấp tiếng ồn. Nhiều thành phố Trung Quốc đang trong quá trình phát...

Vì sao chó ngủ giấu mõm, mèo ngủ cài tai?

Tư thế ngủ của chó và mèo hoàn toàn khác nhau. Nếu chó thích dấu mõm xuống dưới chân trước, thì mèo ta lại bận bịu cài tai xuống chi trước.