Nhân sâm tự nhiên và nhân sâm do con người trồng có gì khác nhau?

Nhân sâm có hai loại lớn: một loại sinh trưởng tự nhiên gọi là “nhân sâm tự nhiên”, một loại do trồng nhân tạo gọi là “nhân sâm nhà”. Do ứng dụng của nhân sâm tự nhiên đã có hàng nghìn năm lịch sử vì vậy trong suy nghĩ của con người có uy tín tương đối cao. Vậy nhân sâm tự nhiên và nhân sâm nhà rốt cuộc có điều gì khác nhau? Để nói rõ được điều này, cần bắt đầu xét từ quá trình sinh trưởng và trồng trọt nhân sâm.

Nhân sâm là loài thực vật thân thảo sống lâu năm, sinh trưởng ở những vùng thuộc khu núi Đông Bắc Trung Quốc, yêu cầu tương đối khắt khe với điều kiện sống, khu vực phân bố có hạn, mà trong điều kiện hoang dã thì sự sinh trưởng của nó rất chậm, rễ nhân sâm phải sinh trưởng từ 30 đến 50 năm mới có thể được 50 g (sau khi gia công làm khô chỉ còn mười mấy gam), ngoài ra chúng còn bị các loài chim, thú, bệnh, côn trùng gây hại tấn công mà chết giữa chừng. Cho nên nhân sâm mọc hoang rất khó đào được, không thể đáp ứng đủ nhu cầu điều trị bệnh. Vì vậy ngay từ hơn 300 năm trước, Trung Quốc đã bắt đầu trồng nhân sâm. Ban đầu, những người trồng nhân sâm tìm những củ nhân sâm chưa lớn, còn chưa đủ tiêu chuẩn để làm thuốc, đánh dấu lên nó, rồi bảo vệ quản lí nó một cách thích hợp. Sau đó, có người lại chuyển những củ nhân sâm nhỏ này vào gần nhà để chăm sóc. Như vậy dần dần tích lũy kinh nghiệm, phát triển nhân sâm giống như các loại cây trồng nông nghiệp khác, tổng kết ra một loạt các biện pháp kĩ thuật trồng trọt như làm đất, trồng bằng cách gieo hạt, chăm sóc cây ươm, che mát dưới bàn tay chăm sóc của con người, đất, nước, ánh sáng... đều ưu việt hơn môi trường hoang dại, thêm vào đó lại thường xuyên được nhổ cỏ, xới đất, trừ sâu bệnh... nhân sâm nhà sinh trưởng phát dục nhanh hơn nhân sâm hoang dại. Qua nghiên cứu có tính thực tiễn bước đầu thấy được củ nhân sâm mà con người trồng 6 năm thu được trọng lượng và chất lượng tương đương củ nhân sâm sống hoang dại mất 20, 30 năm.

Do nhân sâm tự nhiên niên hạn sinh trưởng rất dài, số lượng ít, đào khó khăn, cung không đủ cầu, vì vậy rất quý. Nhưng nhân sâm nhà nhìn từ góc độ thực vật học nó và nhân sâm hoang dại vốn là một nhà, xét từ góc độ hóa học nó và nhân sâm hoang dại về bản chất không có sự khác nhau. Nhân sâm nhà dưới điều kiện quản lí của con người sinh trưởng nhanh, sản lượng lớn hơn hẳn nhân sâm hoang dại, cho nên là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu của quảng đại quần chúng.

Có phải hằng tinh là bất động không?

Trong hệ Mặt trời của ta, Mặt trời là một hằng tinh. Trái đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt trời.

Vì sao không nên ăn củ ấu, ngó sen, củ năn?

Ở phía nam Trung Quốc có một số thực vật thủy sinh như củ ấu, ngó sen, củ năn..

Tại sao không có không khí thì thực vật không thể sống được?

Thực vật cũng giống như động vật, mỗi một quá trình sinh sống của chúng đều không ngừng hô hấp. Chúng hô hấp suốt ngày đêm, hút khí oxi và nhả khí...

Vì sao nông thôn Trung Quốc cần phát triển mạnh về khí biôga?

Nông thôn Trung Quốc gồm hơn 800 triệu nông dân. Vì than đá, dầu hỏa và điện năng thiếu, cho nên trên 75% nguồn năng lượng mà cuộc sống nông thôn đòi...

Thư viện thế giới lớn nhất thế giới ở đâu?

Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện lớn nhất thế giới. Nó được xây dựng ở thủ đô Washington tại một nơi tao nhã, phong cảnh rất đẹp.

Vì sao nước một số sông hồ biến thành màu đen và thối?

Trong nước phế thải hữu cơ của nước sinh hoạt và các nhà máy thực phẩm, in, nhuộm vải, sản xuất giấy chứa rất nhiều chất như mỡ, prôtein, v.v.

Vì sao dưới bồn địa Talimu khô ráo lại có nhiều nước ngầm?

Bồn địa lớn nhất Trung Quốc - miền Trung bồn địa Talimu là sa mạc Takhơlamakan. Ở Duy Ngô Nhĩ, Takhơlamakan có nghĩa là "vào mà không ra được".

Tàu chở dầu siêu cấp có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Nói đến tàu thuỷ, người ta thường kinh ngạc thốt lên trước sự đồ sộ to lớn của con tàu vạn tấn. Tuy nhiên, từ những năm 60 của thế kỷ XX, trên mặt...

Vì sao trong các túi đựng thực phẩm người ta thường ghi xx g ± x g?

Trong cuộc sống, chúng ta thường cần phải mua bánh ngọt, sữa bột, đường, muối ăn và những thực phẩm thường dùng hàng ngày khác. Ta thường thấy trên...