Vì sao mắt người lại mọc phía trước mặt?

Nhiều người nghĩ, nếu mắt người mọc ở những chỗ khác trên cơ thể thì có lẽ sẽ hay hơn. Cách nói đó có đúng không? Các nhà khoa học đã giải đáp vấn đề này một cách tường tận như sau:

Hai mắt của người mọc ở trên mặt là kết quả của cả một quá trình tiến hóa lâu dài. Đó cũng là cách chọn lựa tốt nhất để thích ứng với môi trường. Nếu mắt ở vị trí cao trên cơ thể thì nhìn được xa hơn, có lợi cho việc tìm kiếm thức ăn và phát hiện kẻ địch, tầm mắt rộng hơn. Sự thấy nhiều, biết rộng sẽ thúc đẩy trí lực con người phát triển. Mắt ở phía trước cũng có nguyên nhân của nó. Chân của con người đi lên phía trước, nếu thấy có chướng ngại thì sẽ đi vòng qua; hai tay có thói quen làm những việc ở phía trước cũng đòi hỏi hai mắt phải nhìn về hướng này. Ngoài ra, hai mắt ở phía trước có thể tập trung quan sát và xử lý mọi việc trước mặt, tránh được những cử chỉ không nhất quán (khi bên trái khi bên phải), tăng thêm cảm giác lập thể về hình tượng của sự vật, có lợi cho phán đoán vật xa hay gần. Điều đó trong cạnh tranh sinh tồn vô cùng quan trọng.

Bây giờ ta thử thay đổi vị trí của mắt để xét về vấn đề này. Ví dụ nếu hai mắt đều ở bên trái hoặc bên phải thì kết quả khiến cho con người giống như con cua chỉ có thể đi ngang. Lấy ví dụ một mắt ở bên trái, một mắt ở bên phải, hoặc một mắt ở phía trước, một mắt ở phía sau, như vậy tầm nhìn của con người sẽ được mở rộng hơn, nhưng không thể nào tập trung sức quan sát, cũng không thể nhìn thấy hình ảnh lập thể của các vật, khiến cho ta không phân biệt được vật đó ở xa hay gần.

Nếu để cho mắt mọc trên đỉnh đầu thì sẽ thế nào? Thật gay go, vì con người không thể khi nào cũng nhìn trăng sao trên bầu trời mà quan trọng nhất là phải nắm vững mọi việc chung quanh để có hành động ứng xử thích hợp.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái Đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Mùa hè vì sao thường có mưa giông?

Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang,...

Tại sao phải phát triển ngành nông nghiệp sinh thái?

Ở nông thôn các vùng Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông Trung Quốc, họ đào ao, trong ao nuôi cá, trên ao trồng dâu, dưới cây dâu trồng cỏ, lấy dâu nuôi...

Tại sao mũ bảo hộ lao động phải làm theo hình bán cầu?

Các công nhân xây dựng hoặc công nhân hầm mỏ đều phải đội mũ bảo hộ khi làm việc. Mũ bảo hộ được làm theo hình bán cầu. Mũ bảo hiểm xe máy cũng có hình bán cầu...

Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?

Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai...

Tại sao đoàn tàu chạy trên đệm từ có thể "bay" lên được?

Trong các kiểu đoàn tàu kỹ thuật cao, đoàn tàu chạy trên đệm từ có thể là một loại phương tiện giao thông lý tưởng nhất. Loại tàu này khi vận hành...

Làm thế nào để phân biệt dưa hấu xanh và dưa hấu chín?

Mùa hè, khi bạn vã mồ hôi, cảm thấy miệng khô, ăn một miếng dưa hấu mọng nước, ngọt lịm, thật là thứ nước giải khát ngon, mát biết bao. Dưa hấu thực...

Để phát huy tác dụng chữa bệnh, thuốc có liên quan với thụ thể như thế nào?

Thuốc và chất độc sau khi vào cơ thể sẽ có tác động khác nhau. Thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh, còn chất độc sản sinh phản ứng có hại đối với cơ...

Khi thấy khỉ macaca, tại sao không được nhìn chăm chú vào mắt của chúng?

Khi chúng ta gặp khỉ macaca, thiện cảm trời sinh đối với loài khỉ thường khiến chúng ta chăm chú nhìn vào chúng, không ngờ khỉ macaca lại không cảm...