Tại sao trên mình của hà mã thỉnh thoảng có thể bị "chảy máu"?

Chúng ta biết rằng, hà mã tuy là động vật trên cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó vẫn ngâm mình ở dưới nước. Đương nhiên, hà mã thỉnh thoảng cũng sẽ đi dạo trên cạn một đoạn, tiện thể tìm kiếm thức ăn luôn.

Các nhà động vật học khi quan sát hà mã hoạt động trên cạn, phát hiện ra một hiện tượng kì lạ. Đó chính là trên lớp da nhẵn bóng của hà mã, đôi khi sẽ thấm ra "máu" màu đỏ, khi "máu" càng ngày càng thấm ra thì toàn thân nó sẽ biến thành một màu đỏ thẫm.

Điều này làm cho các nhà động vật học cảm thấy rất nghi ngờ, không hiểu, tại sao hà mã lại có thể "chảy máu" không rõ nguyên nhân vậy?

Thông qua nghiên cứu và quan sát kĩ, bí mật "chảy máu" của hà mã đã được mở ra. Hoá ra, da của hà mã rất dày, rất sáng, nhưng không có tuyến mồ hôi, không giống như loài người thông qua việc toát mồ hôi để hạ thấp nhiệt độ cơ thể và làm cho da ẩm ướt. Khi hà mã ngâm trong nước, thiếu chức năng chảy mồ hôi, nhưng không ảnh hưởng gì tới nó. Chỉ khi trên cạn, sau khi da thiếu hàm lượng nước có thể dẫn đến nứt ra, lúc này, hà mã phải thông qua "chảy máu" để bù đắp lượng nước.

Trên thực tế, chất màu đỏ này không phải là máu, mà là một loại thể dịch đặc biệt màu đỏ được da tiết ra. Tác dụng của nó giống như sơn được bôi lên bề mặt dụng cụ trong nhà, có thể bảo vệ được da, ngăn chặn được sự nứt da.

Kiến trúc thành phố hoà hợp với con người và thiên nhiên như thế nào?

Các công trình hiện đại là nơi tiêu hao chủ yếu nguồn năng lượng thiên nhiên. Theo thống kê của Liên hợp quốc, nguồn năng lượng bị tiêu hao có liên...

Vạn Lý Trường Thành có đúng là một vạn dặm hay không?

Trường Thành là một trong những công trình vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới và cũng là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc. Trường Thành gọi đẩy đủ...

Tại sao con người có giọng thanh, giọng trầm?

Chúng ta vẫn thường nghe tiếng nói để phân biệt các đặc trưng như giới tính, tuổi tác của những người mà chúng ta không nhìn thấy mặt. Tại sao chúng ta có thể làm được điều này?

Tại sao hạt giống tạp giao lại có nhiều ưu thế?

Cách đây khoảng hơn 1500 năm, con người đã bắt đầu lai tạo giữa ngựa cái và lừa đực, kết quả là ngựa cái sinh ra một "bảo bối nhỏ", vừa không phải là...

Có thể giảm đau khi tiêm không?

Người ốm thì phải uống thuốc hoặc phải tiêm. Trong hai cách đó, hiệu quả của thuốc theo đường tiêm sẽ nhanh hơn nhiều so với đường uống.

Các loại đèn chớp sáng cũ và mới có gì khác nhau?

Hơn nửa thế kỷ trước, các phóng viên, ký giả thường dùng các loại đèn chớp sáng (đèn flash), nghe một tiếng "tách" là phát ra tia chớp sáng loé mắt....

Vì sao Hoả Tinh lại màu đỏ?

Hoả Tinh giống như một khối lửa hiện lên trên bầu trời mênh mông. Từ kính viễn vọng mà nhìn, Hoả Tinh giống như một khối cầu lửa đang bốc cháy.

Trẻ em ăn cá nhiêu có trở nên chậm chạp không?

Một số người già thấy trẻ em ăn cá nhiều thì ngăn lại vì họ sợ "ăn cá nhiều sẽ chậm chạp". Thực ra cách nghĩ này không có cơ sở khoa học.

Vì sao toán học cần lôgic nhưng lại không phải là lôgic học?

Toán học là ngành học nghiên cứu tính “chặt chẽ” và tính “chuẩn xác”. Trong các phép tính toán đều phải thực hiện từng bước theo các quy tắc tính.