Trước khi ăn, không nên cãi nhau tức khí, càng không nên tranh luận kịch liệt, vì tất cả những điều đó sẽ làm nhiễu loạn sự kích thích não, khiến hệ thần kinh giao cảm hưng phấn, dẫn đến khống chế sự co bóp của dạ dày và ruột, làm giảm nội tiết, tiêu hóa.
Hương vị và màu sắc thức ăn, co bóp của dạ dày và ruột, thói quen ăn đúng giờ... là những nhân tố gây thèm ăn, được hình thành theo phản xạ có điều kiện, thúc đẩy tiết ra dịch tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột, làm dấy lên cảm giác thèm ăn. Đại não chủ trì tất cả những việc đó. Khi đại não bị kích thích hoặc ức chế, hoạt động của các tuyến tiêu hóa lập tức bị khống chế, do đó cảm giác thèm ăn sẽ mất đi.
Tương tự, nếu vừa ăn vừa đọc báo, tâm trí phải chia đôi cho hai việc, kết quả là cơm ăn vào khó tiêu hóa, sách đọc cũng không nhớ. Khi ăn, công việc chính của cơ thể là tiêu hóa, một lượng lớn máu sẽ được tập trung cho các cơ quan tiêu hóa. Nếu lúc đó não cũng hoạt động thì máu sẽ bị chia sẻ, gây trở ngại cho dạ dày và ruột, khiến quá trình tiêu hóa bị kéo dài.
Người xưa hay nói "quên ăn quên ngủ" là muốn nói khi làm một việc gì cũng phải chuyên tâm, dốc toàn lực để làm; chứ không phải là chuyện ăn uống ít quan trọng, có thể vừa ăn cơm vừa làm việc khác. Vì việc này nếu kéo dài sẽ làm cho bạn không thú vị với việc ăn nữa, dần dần dẫn đến tiêu hóa kém mạn tính.
Sau khi ăn, nên nghỉ ngơi một chốc để cho thức ăn tiêu hóa tốt và cơ thể hấp thụ được dễ hơn.