Cất giữ lương thực không tốt tại sao phát nhiệt và thối rữa?

Lương thực và hạt giống khi cất giữ trong một thời gian nhất định cũng có sinh mệnh giống như con người, có sự hô hấp. Khi hoạt động hô hấp, hấp thụ oxi trong không khí, oxi hóa phân giải chất dinh dưỡng bên trong hạt, lương thực sản sinh cacbonic, nước và nhiệt năng, tích trữ trong các rãnh của hạt lương thực. Do tính năng dẫn nhiệt của bản thân hạt vốn rất kém, nhiệt lượng rất khó truyền ra bên ngoài đống lương thực phát tán, dần dần tích càng ngày càng nhiều, đến nhiệt lượng và nước đạt được giai đoạn vi sinh vật thích hợp để sinh sôi (thường là nhiệt độ trên 20oC, độ ẩm tương ứng khoảng 80%) vi sinh vật sẽ có thể bắt đầu hoạt động, phân giải và hấp thụ chất dinh dưỡng của lương thực. Lúc này, lương thực sẽ tăng nhiệt độ dẫn đến biến chất thối rữa.

Nguyên nhân chủ yếu cho lương thực mốc và biến chất là lượng nước của lương thực và nhiệt độ trong đống lương thực. Lượng nước của lương thực trên 13%, nhiệt độ trong đống lương thực hơn 15oC, hoạt động hô hấp của hạt lương thực dần dần tăng tỏa ra bên ngoài hạt, hơi nước và nhiệt lượng giữa các hạt cũng tăng mạnh, hơi nước và nhiệt lượng tỏa ra bên ngoài mặt hạt lương thực và giữa các hạt lương thực tăng rõ rệt, dẫn đến mốc biến chất. Nếu lương thực khô, cho dù mùa nóng nhiệt độ tăng lên cũng sẽ không gây tăng nhiệt thối rữa. Có khi, lượng nước của lương thực mặc dù cao tới 17% - 18%, nhiệt độ trong đống lương thực duy trì ở mức dưới 15oC, thì hoạt động hô hấp của hạt lương thực vẫn rất chậm, cũng không gây mốc biến chất.

Thứ hai, những hạt lép, hỏng, vỡ bụi, vỏ trấu... chứa lượng nước thường cao hơn những hạt tốt, vi sinh vật cũng theo đó nhiều hơn, dễ gây một biến chất cho lương thực. Còn có một số côn trùng gây hại cho lương thực, do hoạt động sinh lí sẽ tăng hơi nước và nhiệt lượng giữa các hạt lương thực, cũng là một nhân tố gây ra cho lương thực mốc biến chất.

Muốn giúp cho lương thực hạt giống trong thời gian cất giữ không phát nhiệt mốc, thối, trước tiên phải chú ý đến việc cất giữ chúng, trước khi cho vào kho nên phơi khô, rễ sạch, loại bỏ sâu hại và tạp chất. Phàm là những lương thực khô ráo, sạch sẽ, nên cất giữ ở nơi kín, mát, lương thực ẩm nhiều tạp chất nên cất giữ nơi thông gió, dễ mang ra phơi nắng hoặc sấy khô.

Vì sao dân cư vùng duyên hải và hải đảo có tuổi thọ cao?

Ngày nay, những nước có tuổi thọ bình quân cao trên thế giới là: Thụy Điển, Iceland, Hà Lan, Na Uy và Nhật Bản. Những nước này đều là những nước duyên...

Vì sao với các bạn cùng lớp, số người có cùng ngày sinh nhật rất lớn?

Không biết các bạn có nhận thấy trong cùng một lớp, số người có cùng ngày sinh nhật quả là nhiều. Nếu không tin bạn thử làm một phép thống kê.

Vì sao cùng xuất phát từ một nhóm số liệu có thể vẽ các đồ thị khác nhau?

Trong thực tế nhiều khi người ta cần dùng đồ thị để biểu diễn diễn biến sự việc theo một số số liệu bằng cách nào đó. Đó là phương pháp dùng đồ thị để...

Điều gì giúp cá heo bơi cực nhanh?

Cá heo là tay bơi lặn cừ khôi ở biển cả. Với tốc độ lên tới 15 m/giây, nó có thể bỏ xa các loại tàu thuỷ, tàu lặn thông thường.

Tại sao trận Oateclo trở thành điều tượng trưng cho thất bại trong cuộc đời con người?

Ngày 20 tháng sáu năm 1815 tại ngoại ô Thành phố Oateclo cách thủ đo Brucxen nước Bỉ 23 km về phía nam, liên quân chống Pháp đã phát động một cuộc...

Giao thông đường ray nhẹ và xe điện chạy trên đường ray kiểu cũ có gì khác nhau?

Giao thông đường ray nhẹ là cách gọi đơn giản loại xe điện chạy trên đường ray cỡ nhỏ và nhẹ hơn đường xe lửa thông thường. Nó chưa có một định nghĩa...

Vì sao khi ngáp, nước mắt lại trào ra?

Khi ngáp, hai mí mắt khép lại, miệng mở to, người hơi ngả về phía sau, thở sâu và mạnh, kèm theo động tác uốn vai. Lúc đó, bạn sẽ phát hiện thấy người...

Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió...

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.