Tại sao có một số cây trồng lại có thể chống chịu được đất phèn?

Đất phèn rất có hại cho cây trồng, chủ yếu ở hai mặt: một là do trong đất tích trữ được muối tương đối nhiều làm giảm rất nhiều “thủy áp” trong dung dịch thổ nhưỡng, khả năng giữ nước tăng nhiều, khiến cho bộ rễ thực vật gặp rất nhiều khó khăn trong việc hấp thụ nước. Thực vật không được đáp ứng đầy đủ nước sẽ bị chết. Thứ hai là trong đất phèn thường có một số loại muối như clorua natri, hàm lượng quá lớn, có hại cho cây trồng.

Cây trồng đa số không chịu được đất phèn, nhưng cũng có một số loại cây có thể chịu được. Chúng có khả năng chống lại đất phèn rất đa dạng.

Có một số cây có lá và thân có hàm lượng muối cao. Nhưng lượng muối này có thể kết hợp với các chất trong các tế bào, không gây nguy hại gì. Đồng thời chúng có “thủy áp” rất thấp có thể hút nước trong dung dịch thổ nhưỡng.

Có một số thực vật như cỏ lá thìa, cây liễu cỏ, thân và lá của chúng đều có các tuyến bài tiết muối, chúng có thể hấp thụ lượng muối quá nhiều từ trong đất phèn, nhờ các tuyến này bài tiết ra ngoài, qua gió thổi mưa rơi, lượng muối sẽ bị thất thoát đi, những thực vật này gọi là những “cây bài tiết muối”.

Có một số cây như cây ngải, cây nhót, cây điền thanh,... bộ rễ của những loại cây này có tính thẩm thấu muối thấp, trong cơ thể vốn không tích được lượng muối lớn, nhưng do chứa tương đối nhiều những chất đường và axit hữu cơ có thể hòa tan, khiến cho thủy áp trong các tế bào giảm, tăng khả năng hấp thụ nước từ đất phèn.

Cây sinh sống trong đất mặn có chung một đặc điểm là mức độ trao đổi tương đối thấp, sức sống không dồi dào, vì vậy có thể chống chịu sự nguy hại của chất muối.

Trong một số cây trồng, cây củ cải đường có sức chịu muối rất tốt, cây bông, cao lương... cũng chịu được muối. Cùng một loại cây ở trong từng thời kỳ sinh trưởng, khả năng chịu mặn cũng khác nhau. Thường thì thời kỳ nảy mầm là dễ nhạy cảm với chất muối nhất, khó chịu được mặn, đến khi cây phát triển, khả năng chịu mặn cũng tăng dần. Cho nên trong sản xuất có thể chọn các biện pháp canh tác khác nhau giúp cây trồng tránh được sự nguy hại của muối trong thời kỳ nhạy cảm nhất với muối, để từ đó đạt được thu hoạch cao.

Tại sao trên tàu hỏa không nghe được đài rađiô nhưng lại gọi được điện thoại?

Những ai từng đi tàu hỏa đều có thể nghiệm thế này: nếu sử dụng rađiô tranzitor thì dù xoay hướng nào đều không bắt được các tiết mục đài phát thanh....

Tại sao vận động viên thể dục dụng cụ phải xoa bột vào tay?

Vận động viên thể dục dụng cụ trước khi lên biểu diễn (xà đơn xà kép, xà lệch) đều nhúng tay vào trong chậu đầy bột màu trắng và xoa xoa một lúc. Tại sao họ lại làm như vậy?

Tại sao thang máy lại tự động vận hành được?

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thang máy tự động cũng ngày càng nhiều, ngày càng phổ biến. Những cửa hàng lớn, khách sạn hoặc chung cư cao...

Vì sao đại đa số các mạch tích hợp được chế tạo bằng vật liệu silic?

Ngày nay, trong các máy tính điện tử, trong các loại thiết bị điện tử, hầu hết dùng các mạch tích hợp, được chế tạo bằng các đơn tinh thể silic. Vật...

Sao Chổi có va chạm với Mặt trời không?

Báo chí đã từng đăng những bản tin rất giật gân, đại ý là: Chiều ngày 30 tháng 8 năm 1979 một vệ tinh nhân tạo khi quan sát thực nghiệm gió Mặt Trời...

Vì sao dao cắt gọt chế tạo bằng gốm lại cắt sắt thép như cắt bùn?

Trong thực tế cuộc sống hằng ngày ta thường tiếp xúc với nhiều loại đồ gốm sứ: chum, vại, chén, bát… Nói đến gốm sứ thường đi liền với khái niệm "hàng...

Tại sao đèn sau của xe đạp không có bóng đèn mà lại có thể lấp lánh ánh sáng?

Trên cái chắn bùn đằng sau xe đạp có một đèn màu đỏ hoặc màu da cam. Điều thú vị là bên trong đèn không có bóng đèn, nhưng khi nhìn vào ta lại thấy...

Vì sao cần chế biến sữa thành sữa chua?

Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó có đường (khoảng 4,6%), protein (khoảng 3,5%) và chất béo (khoảng 3,5%). Ngoài ra trong sữa còn...

Tại sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?