Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình mà đã đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm bớt và ngăn cản hàng nhập khẩu. Vậy “Hàng rào xanh” là thế nào?

Hiện nay, mậu dịch thế giới đã bước vào thời đại bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đã bước vào phạm trù mậu dịch toàn cầu. Ngày càng có nhiều nước phát triển khi nhập khẩu hàng hóa đã dựng lên “Hàng rào xanh”. Ví dụ ngày 1/1/1995, Đức cấm sản xuất, nhập khẩu toàn diện 118 mặt hàng dệt, trang phục nhuộm và những hàng da, kể cả giày dép có thể sinh ra ung thư. Sau khi thi hành quy định này, rất nhiều sản phẩm dệt và in nhuộm của Trung Quốc đều bị từ chối. Ví dụ này nói với chúng ta rằng: “Hàng rào xanh” là chỉ những hàng hóa nhập khẩu trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng sẽ gây nên ô nhiễm môi trường hoặc phá hoại sinh thái sẽ bị đánh thuế cao nhằm bảo vệ môi trường chung của nhân loại.

Đem mậu dịch móc nối với môi trường tức là muốn thông qua biện pháp mậu dịch khiến cho một số biện pháp bảo vệ môi trường được chấp hành triệt để. Nhưng làm như vậy thực tế là bảo vệ lợi ích của các nước phát triển, làm tổn hại lợi ích của các nước đang phát triển. Đó là vì trình độ khoa học kĩ thuật của các nước phát triển rất cao, thông tin nhanh nhạy, chỉ có họ mới có thể dựng lên “Hàng rào xanh”. Còn những nước đang phát triển vì tiền vốn ít, kĩ thuật lạc hậu nên sản phẩm muốn đạt được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao là rất khó. Do đó “Hàng rào xanh” luôn luôn khiến cho sản phẩm của các nước đang phát triển bị khống chế, thậm chí khiến cho nó chịu những thiệt hại về kinh tế rất lớn. Ví dụ ở Trung Quốc, năm 1995 một bộ phận sản phẩm vì không phù hợp với chỉ tiêu môi trường và pháp quy của các nước phát triển nên đã bị trả về hoặc phải bồi thường, tổn thất hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Vậy những nước đang phát triển như Trung Quốc nên làm gì đối với “Hàng rào xanh”? Một mặt chúng ta phải kiên trì không mệt mỏi, đấu tranh để giữ được địa vị mậu dịch bình đẳng, mặt khác phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, tích cực mở rộng nền “sản xuất sạch” và quản lí khoa học hóa, thi hành tiêu chuẩn quản lí môi trường ISO 14.000 thông dụng của quốc tế. Mỗi khâu của quá trình sản xuất, các xí nghiệp đều phải quán triệt nguyên tắc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng và tìm cách nhận được Chứng chỉ hệ thống môi trường ISO 14.001 để được thị trường quốc tế công nhận “Hộ chiếu xanh”. Như vậy chúng ta sẽ có địa vị chủ động trong mậu dịch quốc tế.

Từ khoá: “Hàng rào xanh”; Hàng rào mậu dịch; “Sản xuất sạch”.

Vì sao epoxy được gọi là keo dán vạn năng?

Chúng ta không ai lạ lùng gì với keo dán. Thông thường keo dán là dung dịch các chất cao phân tử.

Động vật lớn nhất từ xưa đến nay là động vật nào?

Khi chúng ta đến tham quan vườn bách thú, thường là thích xem voi. Khi nhìn thấy thân hình to lớn, hình dáng thô kệch nặng nề của nó, có lẽ bạn sẽ...

Vì sao động đất phần nhiều xảy ra vào ban đêm?

Động đất là hiện tượng tự nhiên, nó gây cho loài người những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Một lần động đất từ cấp 7 trở lên, trong phút chốc có thể...

Ngày nay làm thế nào để biết được khí hậu cổ xưa?

Trái Đất ta sinh sống đã có lịch sử mấy tỉ năm, nhưng loài người dùng văn tự để ghi chép mới chỉ mấy nghìn năm.

Tại sao tấm lợp thủy tinh thép phải làm thành hình lượn sóng?

Tấm lợp thuỷ tinh thép là một vật liệu xây dựng nhẹ, nửa trong suốt được chế tạo bằng cách dùng vải sợi thuỷ tinh làm lớp gốc, sau đó phết lên một lớp...

Tổng thống Mỹ có phải do nhân dân Mỹ trực tiếp bầu ra hay không?

Chúng ta đọc báo thấy cứ bốn năm một lẩn, mỗi khi có đợt bẩu cử Tổng thống thì những ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ và Đản Cộng hoà đều phải tới các...

Vì sao gió ban ngày mạnh hơn ban đêm?

Ngày hè nóng nực và oi ả, bạn mong cho đêm mau xuống và chờ đợi những làn gió mát. bạn có thể cho rằng buổi tối gió mạnh hơn. Nhưng thực ra, đó chỉ là cảm giác của chúng ta mà thôi...

Tại sao tàu điện ngầm lại có thể thực hiện chế độ lái tự động?

Để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông ở thành phố, người ta đã đưa đường sắt chạy ngầm dưới lòng đất. Hiện nay, tàu điện ngầm (underground train)...

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...