Vì sao ngày càng chế tạo kính viễn vọng lớn hơn?

Nếu sử dụng kính viễn vọng thông thường để quan sát bầu trời sao mênh mông, bạn sẽ phát hiện vũ trụ là một bầu thiên hà nhiều màu sắc, luôn biến ảo. Không những bạn có thể nhìn thấy những dãy núi vòng cung trên Mặt Trăng mà còn có thể nhìn thấy những quầng sáng rất đẹp của Thổ tinh, vv.. Nếu sử dụng kính viễn vọng lớn hơn bạn sẽ nhìn thấy các đám mây muôn màu muôn vẻ và các hệ sao khác nằm ngoài hệ Ngân hà xa xôi. Người xưa nói: "Muốn nhìn xa ngàn dặm phải lên tầng lầu cao hơn". Cho nên các nhà thiên văn muốn khám phá những thiên thể xa hơn thì không thể không dùng những kính viễn vọng có khả năng lớn hơn.

Độ lớn của kính viễn vọng là chỉ đường kính để ánh sáng đi qua nó, tức là chỉ đường kính của vật kính. Đường kính càng lớn thì hội tụ bức xạ của các thiên thể càng nhiều, khả năng hội tụ ánh sáng càng mạnh. Do đó kính viễn vọng đường kính lớn có thể quan sát được những thiên thể càng xa và càng tối, nó phản ánh khả năng quan trắc thiên thể của kính viễn vọng. Mặt khác năng lực phân biệt của kính viễn vọng được đánh giá bằng số nghịch đảo góc phân giải của kính viễn vọng. Góc phân giải là chỉ góc mở của ảnh hai thiên thể (hoặc hai bộ phận của một thiên thể). Bản lĩnh phân biệt cao là một trong những chỉ tiêu tính năng quan trọng của kính viễn vọng. Với điều kiện địa điểm đài thiên văn tốt, đường kính càng lớn khả năng phân biệt của kính viễn vọng càng cao, có thể quan trắc được những thiên thể càng xa.

Đó là nguyên nhân khiến cho các nhà thiên văn không tiếc sức để chế tạo kính viễn vọng ngày càng lớn.

Năm 1609 Galile lần đầu tiên hướng kính viễn vọng có đường kính 4,4 cm vào bầu trời mênh mông và phát hiện được bốn vệ tinh của Mộc tinh, nhìn thấy rõ ngân hà do vô số các hằng tinh cấu tạo nên. Từ đó kính thiên văn phát triển mạnh mẽ. Từ kính viễn vọng đầu tiên ra đời đến nay đã hơn 300 năm, đường kính của kính viễn vọng quang học đã tăng từ mấy cm ban đầu lên đến 10 m. Ngoài ra các loại kính viễn vọng: vô tuyến, hồng ngoại, tử ngoại, tia X và tia gama đều trở thành những thành viên quan trọng trong gia đình kính viễn vọng. Hơn nữa những kính viễn vọng này ngày càng lớn. Kính viễn vọng là "con mắt nghìn dặm" khiến cho các nhà thiên văn nhận được nhiều tài liệu quan trắc quý báu, khiến cho con người không ngừng đi sâu vào khám phá bí mật vũ trụ.

Vì sao phải bảo vệ cây đước?

Ở ngõ Môlô huyện Hợp Phố, tỉnh Quảng Tây có một bờ đê xây dựng từ năm 1907, nằm trên bờ biển Nam Hải để chống đỡ sự phá hoại của sóng biển. Gần 100...

Bằng cách nào rắn nuốt con mồi to gấp nhiều lần đầu nó?

Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, người ta bắt được con rắn cạp nong còn nguyên cả một con dê nhỏ trong bụng. Con rắn chuông có thể nuốt chửng một con trăn...

Có phải đường là chất có vị ngọt lớn nhất không?

Người ta dùng độ ngọt để đo mức độ của một chất có vị ngọt. Tiêu chuẩn độ ngọt được xác định như sau: Quy định đường mía có vị ngọt là 100.

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Thế nào gọi là Sóng lừng?

Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thẩn và sóng lừng. Sóng thấn là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ Trái đất và đã được...

Tại sao chỗ ốc sên vừa bò qua lại để lại một vệt nước dãi?

Ốc sên là một thành viên trong loài động vật nhuyễn thể, khi nó bò thường là dùng chân dán chặt trên vật thể khác, thông qua bắp thịt ở phần chân làm thành những làn sóng ngoằn ngoèo để có thể chuyển động chậm rãi về phía trước.

Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ...

Vì sao khi thực hiện các phép toán lại chia thành ba cấp?

Các phép toán số học được chia làm ba cấp: phép cộng, phép trừ là cấp một, phép nhân, phép chia thuộc cấp hai, phép luỹ thừa và khai phương thuộc cấp...

Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường...