Tại sao có một số thực vật cũng cần phải ngủ trưa?

Hàng ngày, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi một chút dễ trút bớt sự mệt mỏi, giúp cho tinh thần làm việc hoặc học tập vào buổi chiều hăng say hơn. Đó là một hoạt động điều tiết có tính ức chế sự trao đổi chủ động của con người, có ý nghĩa tích cực đối với sức khỏe chúng ta.

Thực vật phải chăng cũng cần “ngủ trưa”? Rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu phát hiện, nếu điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, lượng nước tốt thì sự biến hóa ban ngày của tác dụng quang hợp từ sáng tới tối của đa số thực vật là một đường gấp khúc nhô lên, tức là buổi sáng từ thấp đến cao, buổi chiều do ánh sáng và nhiệt độ hạ dần nên tốc độ quang hợp cũng từ cao hạ thấp. Hay nói cách khác thực vật không có thói quen “ngủ trưa”.

Vậy mà đối với thực vật như lúa mì, đậu tương... khi không khí và đất khô hoặc nhiệt độ quá cao, lá sẽ nhanh chóng mất nước, các lỗ khí đóng lại giảm sự tiêu hao nước; đồng thời do cacbon đioxit cung ứng ít, khiến cho vận tốc quang hợp giảm, xuất hiện hiện tượng “ngủ trưa” của tác dụng quang hợp. Lúc này khúc biến tấu của quang hợp đã chuyển sang dạng làn sóng buổi sáng, vận tốc quang hợp từ thấp đến cao, buổi trưa do ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, nước không đủ, lỗ khí đóng lại, quang hợp giảm xuống thấp nhất; buổi chiều dần dần tăng lên một chút, sau đó lại do ánh sáng không đủ và nhiệt độ hạ nên lại giảm.

Hiện nay, có nhiều ý kiến về nguyên nhân “ngủ trưa” của thực vật, nhưng tương đối nhất trí ở một quan điểm cơ bản là do nước không đủ gây ra. Có người vào buổi trưa đã tưới nước cho lúa mì và phát hiện có thể giảm nhẹ hoặc loại bỏ hiện tượng “ngủ trưa”, có lợi cho việc tiến hành tác dụng quang hợp, từ đó nâng cao sản lượng.

Từ đó cho thấy, “ngủ trưa” của thực vật và ngủ trưa của con người về hình thức thì tương tự, nhưng tính chất và hiệu quả lại khác nhau. Hiện tượng “ngủ trưa” của tác dụng quang hợp của thực vật là sự điều tiết thích ứng bị động dưới sự uy hiếp của nhân tố môi trường. Kết quả của nó là giảm sự tạo chất hữu cơ, như vậy sự sinh trưởng của thực vật và kì vọng của con người muốn nâng cao năng suất mâu thuẫn với nhau.

Ánh sáng “vô địch vũ trụ” về tốc độ

Các nhà vật lý đã khẳng định rằng vận tốc ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/giây) là cực đại trong vũ trụ.

Các tiểu hành tinh được phát hiện như thế nào?

Khi nghiên cứu quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện một sự kiện rất thú vị. Họ phát hiện các hành tinh không...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Có phải 9 hành tinh lớn sắp xếp thành chữ thập sẽ gây ra tai hoạ không?

Như ta đã biết, 9 hành tinh lớn của hệ Mặt Trời mỗi hành tinh có quỹ đạo riêng và quay quanh Mặt Trời với chu kỳ khác nhau. Có lúc Mặt Trời và 9 hành...

Vì sao không nên dùng dầu đã rán để sử dụng lại nhiều lần?

Trong khi đun nấu ở gia đình, không ít người cho lượng lớn dầu để rán, chiên thực phẩm. Sau đó lại chắt riêng dầu đã qua chiên, rán còn dư để lần khác...

Tại sao trong phòng ngủ của trẻ nhỏ không nên lắp đèn huỳnh quang?

Một nhà khoa học người Mỹ đã phát minh ra bóng đèn trắng. Đây không chỉ là một kỳ tích trong lịch sử khoa học kỹ thuật mang lại cho cuộc sống loài người những tiện ích lớn lao.

Vì sao xà phòng lại tẩy sạch được các vết bẩn?

Trong các chất tẩy giặt thì xà phòng thuộc loại chất tẩy rửa được dùng sớm nhất, phạm vi sử dụng rộng, là vật liệu tẩy rửa có nhiều chủng loại nhất....

Tại sao vào mùa hè trong rừng lại khá mát mẻ?

Mùa hè, sau một trận mưa không khí rất mát mẻ, đó là do nước bốc hơi, cần hấp thụ lượng nhiệt lớn, cùng với lượng nước bay hơi liên tục, nhiệt trên...