Vì sao nói “Thanh minh hay có mưa phùn”?

Hằng năm ngày mồng 5 (hoặc mồng 6) tháng 4 là tiết Thanh minh (ở Việt Nam tiết Thanh minh thường được tổ chức vào tháng ba âm lịch). Lúc đó mùa xuân đã về, trăm hoa đua nở, muôn hồng nghìn tía, sắc xuân phơi phới khắp nơi. Nhưng chính lúc này cả vùng Giang Nam lại thường xuất hiện thời tiết âm u, mưa dầm lả tả, thật khó chịu. Cho nên cổ nhân nói: "Thanh minh thường hay mưa dầm”.

Vì sao tiết Thanh minh lại mưa dầm liên miên?

Vì tiết Thanh minh đúng lúc mùa đông đã qua, mùa xuân vừa đến. Mùa đông không khí lạnh từ Xibêri chiếm cả vùng Giang Nam, mưa tương đối ít. Sau khi mùa xuân đến không khí ấm và ẩm ướt trên vùng biển Đông Nam bắt đầu hoạt động. Khi hai luồng không khí ấm và lạnh gặp nhau thì phát sinh xung đột, chỗ không khí phát sinh xung đột sẽ hình thành thời tiết âm u, mưa dầm dề. Tiết Thanh minh đúng lúc không khí lạnh bay qua, bay lại trên khu vực Giang Nam cho nên thường xuất hiện thời tiết mưa phùn.

Ngoài ra mùa xuân ở Giang Nam áp thấp nhiệt đới rất nhiều. Mây trong áp thấp nhiệt đới bay rất nhanh, gió lại lớn nên mưa rất gấp. Mỗi lần khi áp thấp nhiệt đới đi qua thì xuất hiện thời tiết âm u trùm xuống gây mưa. Có lúc trước sau tiết Thanh minh cả vùng Giang Nam hơi nước rất nhiều. Hơi nước này đến buổi tối dễ ngưng kết thành mưa phùn. Vì những nguyên nhân này nên vào tiết Thanh minh thường gặp mưa.

Thực ra tiết Thanh minh không những mưa phùn mà thời tiết còn biến đổi phức tạp. Thường sau buổi trưa hoặc lúc có ánh nắng, gió ấm sẽ hun cho người đi đường cảm thấy hơi say, nhưng đến buổi tối không khí lạnh bỗng nhiên tràn xuống phương Nam khiến cho ta có cảm giác mùa đông quay trở lại. Cho nên người ta thường nói “Mùa xuân ra cửa, phải mặc áo cả ba mùa”. Đó là câu nói ví von rất phù hợp với thời tiết mùa xuân biến đổi phức tạp. Trên thực tế những người đi xa đều cần biết như thế.

Đo nhiệt độ Mặt trời như thế nào?

Từ rất sớm nhà thiên văn Nga Sailasji đã từng làm một thí nghiệm rất lý thú. Ông dùng một thấu kính lõm đường kính 1 m hướng về Mặt Trời, ở tiêu điểm...

Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?

Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa… Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe...

Vì sao vịt không sợ nước mùa đông?

Đông đến, nước lạnh buốt, thậm chí đóng băng. Thò chân xuống là rụt lên ngay như phải bỏng, nếu ngâm lâu, nó tím tái như màu cà.

Thế nào là chất kích thích môi trường?

Một chất ô nhiễm mới đang phá hoại môi trường sinh thái và âm thầm tấn công loài người đó là chất kích thích môi trường.

Vì sao ở một thị trấn Nhật Bản mèo đua nhau nhảy xuống nước chết?

Năm 1953, một thị trấn ở Nhật Bản phát hiện một sự kiện lạ. Người ta thấy từng đàn mèo phát điên, bước đi xiêu vẹo, thân co rúm, cùng đua nhau nhảy...

Tại sao lại có mưa sao Băng?

Vào ban đêm, thường có thể nhìn thấy sao Băng trong bẩu trời loé sáng lên, thể sao Băng gây ra những hiện tượng này phẩn lớn đều chỉ bằng những chiếc...

Thế nào là trạng thái thứ ba của cơ thể?

Mấy năm gần đây, trên các tạp chí, người ta thường đọc thấy nhà khoa học nổi tiếng nào đó qua đời, rất nhiều người tuổi còn chưa đến 50. Điều kiện...

Sương muối hình thành như thế nào?

Những đêm giá rét, bẩu trời đẩy trăng sao, không hề có gió lay động những ngọn lá. Sáng dậy ra ngoài cửa thấy khắp trên các ngọn cỏ, mái nhà, thậm chí...

Vì sao phải xây dựng phòng bảo ôn nhân tạo?

Cây cối không biết nói, cũng không biết đi, chúng sống trong thiên nhiên, chỉ có thể dùng sự sinh trưởng tốt hay xấu, sản lượng thấp hay cao để biểu...