Giấy gạo nếp có phải chế tạo từ gạo nếp không?

Có nhiều loại keo, bánh ở lớp vỏ ngoài được bọc một loại giấy mờ đó là giấy gạo nếp. Giấy gạo nếp khô ngăn không cho kẹo, bánh tiếp xúc trực tiếp với giấy gói bên ngoài. Có điều thú vị là loại giấy gạo nếp khi cho vào mồm sẽ tan biến đi mất, không thấy đâu cả. Vậy giấy gạo nếp đã đi đâu?

Tuy gọi là giấy gạo nếp nhưng thực ra nó không phải được chế tạo từ gạo nếp mà được làm bằng tinh bột khoai lang, tinh bột ngô, tinh bột tiểu mạch. Người ta đem tinh bột chế tạo thành bột nhão, loại bỏ tạp chất, dùng nhiệt biến thành hồ, dùng máy để trải thành lớp mỏng, sấy khô sẽ tạo thành lớp màu trắng đục, gọi là giấy gạo nếp.

Tinh bột có thể ăn được, nên dùng tinh bột chế tạo thành giấy gạo nếp đương nhiên là có thể ăn được. Dùng giấy gạo nếp để bọc kẹo, bánh thì khi cho vào mồm nó sẽ hoà tan mất trong miệng, do protein của hồ tinh bột bị nước bọt phân giải và tan mất. Sau khi hồ tinh bột tan đi, lưỡi sẽ nếm được vị ngọt của kẹo. Có điều hết sức thú vị là bên ngoài của thức ăn các nhà du hành vũ trụ cũng có bọc lớp "màng mỏng ăn được". Loại thức ăn vũ trụ này có thể tích rất nhỏ như một thanh đậu phụ, các nhà phi hành có thể nuốt ngay.

Khi ăn, nhất định phải mở mồm. Nếu thực phẩm lại ở dạng có mẩu nho nhỏ, trong tình trạng mất trọng lượng chúng có thể bay tứ tán khắp nơi, thức ăn du hành được bọc bằng lớp màng mỏng ăn được sẽ tránh được các phiền phức đã nêu trên.

Côn trùng có mấy loại "miệng"?

Các nhà khoa học gọi "miệng" của côn trùng là giác quan hai bên miệng. Tuy trong vương quốc côn trùng có hơn 1 triệu thành viên, nhưng kiểu giác quan hai bên miệng của chúng lại không nhiều

Vì sao khi người mệt mỏi lại hay ngáp dài?

Khi người mệt mỏi, thiếu ngủ, tinh thần buồn tẻ, không hứng thú với mọi việc chung quanh, hoặc khi trong người sợ rét thì ta hay ngáp dài.

Khi lặn sâu, người ta có bị nước ép bẹp không?

Các vật thể chìm trong nước đều phải chịu áp suất của nước. Áp suất này tỉ lệ thuận với độ sâu của nước. Hễ độ sâu tăng lên 10 m, áp suất sẽ tăng 98 kPa.

Vì sao không nên ăn sò?

Năm 1988, ở Thượng Hải xuất hiện đại dịch viêm gan A. Có gia đình tất cả mọi người đều mắc bệnh.

Bãi đỗ xe nào thích hợp với đô thị lớn hiện đại hoá?

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, các thành phố lớn của nhiều nước đều gặp phải "vấn nạn đỗ xe", làm cho mọi người rất đau đầu. Các chuyên gia và học giả...

Việc thay máy tính đời mới là gì vậy?

Xã hội ngày càng tiến bộ, sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ, sản phẩm cũ bị đào thải và biến mất. Việc đổi mới đó vốn không phải mới mẻ hiếm hoi...

Vì sao nơi mà các con sông lớn đổ ra biển thường có Vùng châu thổ?

Trước hết, tôi sẽ đưa ra cho các bạn một con số: mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 tỷ m3 phù sa ở các dòng sông đổ ra biển.

Vì sao cần phát triển giao thông đường ray trong thành phố?

Giao thông đường ray ở thành phố là chỉ đường tàu điện ngầm và tàu điện ray. Tàu điện ngầm và tàu điện ray cũng giống như đường cầu vượt, đều là tiêu...

Tại sao nói cáp treo là một biện pháp giao thông tốt trong tương lai?

Bạn đã đến thành phố núi Trùng Khánh chưa? Thành phố này nằm ở chỗ hợp lưu của hai con sông Trường Giang và sông Gia Lăng, là một thành phố bán đảo,...