Ảo ảnh được hình thành như thế nào?

Thành phố Bồng Lai thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng, nó quả rất xứng với tên gọi Bồng Lai tiên cảnh. Vào ngày hè gió nhẹ, sóng lặng, đứng bên bờ biển phóng tầm mắt ra xa, nhiều khi bạn nhìn thấy tít xa kia xuất hiện những cảnh vật, dòng người đi lại hình ảnh thành phố, những con thuyền, những ngọn núi xa xa v.v... Tất cả những kì quan này chính là "ảo ảnh" mà mọi người vẫn thường nhắc tới. Giống như người lữ khách trong cơn đói khát đi giữa sa mạc, đôi khi chúng ta có cảm giác như nhìn thấy một dòng sông hay một hồ nước ở phía xa. Nhưng, tất cả những hình ảnh đó chỉ là ảo ảnh. Vậy bạn có biết những hiện tượng trên được hình thành thế nào không?

Nguyên nhân gây ra "ảo ảnh" chính là do lượng nhiệt dung trong nước biển quá lớn. Dưới cái nắng gay gắt của Mặt trời tầng không khí trên bề mặt biển xuất hiện hiện tượng trên nóng dưới lạnh, làm cho mật độ của không khí trên tầng cao nhỏ, mật độ không khí ở phía dưới lại lớn. Vào những ngày hè không có gió, tầng không khí này có thể giữ ổn định trong một thời gian tương đối dài.

Giả sử có một người đang đứng quan sát trên bờ biển, trên biển lúc này có một chú chim nhỏ. Do chú chim nhỏ này phát ra một vầng sáng từ tầng không khí thấp, có mật độ lớn lên phía trên và mật độ trong không khí dần nhỏ đi, nên ánh sáng sẽ dần chệch khỏi phương pháp tuyến và chiếu theo đường cong lên phía trên. Khi tia sáng đạt đến một điểm nhất định do góc chiếu tới lớn hơn góc kề, hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra. Ánh sáng từ điểm này quay trở lại theo đường gấp khúc, đi từ tầng không khí phía trên có mật độ nhỏ xuống tầng không khí phía dưới có mật độ lớn. Tia sáng sẽ dần đi vào phương của pháp tuyến, rồi truyền theo một đường cong vào mắt của người quan sát. Ảnh của chú chim mà mắt người quan sát nhìn thấy giống như điểm mà mắt người nhìn thẩy to phương của tiếp tuyến, hiển nhiên là vị trí của chú chim trên biển đó cao hơn một chút so với vị trí ban đầu, đây chính là ảnh ảo.

Tại sao có thể chia sẻ thông tin?

Trên thị trường nông sản, chủ sạp bán ra một loại hàng, người bán mất đi thì người mua được. Thế nhưng ở sân bay hoặc nhà ga, những thông tin hiển thị...

Vì sao ong chúa sống lâu gấp 10 lần ong thường?

Có thể bạn sẽ nói rằng, ong chúa sống lâu bởi nó to gấp 3, gấp 4 lần những con ong thợ khác. Hoặc vì nó có nhiệm vụ đẻ trứng và duy trì nòi giống cho...

Vì sao bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm?

Bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm, nên mới có ngạn ngữ “mưa đêm núi Ba<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n32" title="Ba: chỉ Ba Thục, là tên...

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan...

Tại sao nước không thể cháy được?

Vấn đề này xem ra có vẻ hơi thừa. Nước không thể cháy được, đây là điều mà ai cũng biết.

Làm thế nào để bay khỏi Trái đất?

Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời, dù cao đến đâu, rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và “đi luôn” nhỉ? Đơn...

Hồng triều là thế nào?

Hồng triều (thuỷ triều đỏ) do các sinh vật phù du sống trong nước biển gặp được điều kiện môi trường thích hợp mà sinh sôi nảy nở nhanh chóng, hoặc...

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...

Vì sao trẻ con thường không thích ăn rau?

Trẻ con thích đồ ngọt! Đó là điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng vì sao trẻ lại thích ăn đồ ngọt mà không thích ăn rau thì không phải ai cũng biết.