Một số vùng ở Châu Mĩ khi nghe thấy âm thanh "cala - cala", người không có kinh nghiệm đấy là tiếng nước chảy từ khe suối, nhưng xung quanh lại chẳng có một con suối nào cả. Hoá ra, đó không phải là tiếng nước chảy, mà là tiếng kêu phát ra từ đuôi của một loại rắn có độc tính cực mạnh. Đó chính là rắn đuôi kêu có tiếng tăm lừng lẫy.
Tại sao đuôi của nó lại có thể phát ra được tiếng kêu nhỉ?
Khi bạn xem trận thi đấu bóng rổ chẳng hạn, bạn cố để ý thấy cái còi của trọng tài vẫn thổi không? Nó có cái vỏ bằng đồng, bên trong lắp một lớp màng ngăn cách, hình thành hai cái bong bóng rỗng. Khi ta dùng sức thổi, bong bóng chịu sự rung động của không khí thì phát ra tiếng kêu. Đuôi của rắn đuôi kêu cũng có cấu tạo tương tự như vậy, chỉ khác là vỏ ngoài của nó không phải là kim loại mà là tầng chất sừng được hình thành bởi lớp da cứng, vây thành một cái xoang rỗng, màng sừng trong xoang ngăn thành hai bong bóng rỗng vòng quanh, đó cũng chính là hai cơ quan làm rung động không khí. Khi rắn đuôi kêu quẫy mạnh đuôi của mình, trong bong bóng rỗng hình thành một luồng không khí di động, cùng với sự rung động lúc vào lúc ra của luồng không khí di động qua lại, thì bong bóng rỗng phát ra âm thanh từng hồi từng hồi một.
Tại sao rắn đuôi kêu phải phát ra tiếng kêu vậy? Có người cho rằng, nó lợi dụng âm thanh của tiếng nước chảy từ trong khe suối ra để dụ dỗ các động vật nhỏ đang khát nước, đây cũng là một phương pháp bắt mồi của nó.