Động vật chơi đùa có phải chỉ là để vui hay không?

Trong xã hội loài người, chơi đùa sẽ mang lại rất nhiều niềm vui cho chúng ta, đặc biệt là trẻ em, hầu như hằng ngày đều không thể rời xa trò chơi. Thực ra không chỉ có loài người mà nhiều loài động vật cũng rất thích chơi trò chơi. Ví dụ, mấy chú chó dễ thương tụ tập lại với nhau thường sẽ lăn đi lộn lại trên đất tiến hành trò chơi đánh, cắn lẫn nhau. Nhìn bề ngoài thì trận đấu rất quyết liệt, thực ra, chúng đã phối hợp thoả thuận ngầm với nhau, rất có chừng mực, chắc chắn sẽ không làm bị thương bất cứ một bên nào.

Nói đến động vật chơi đùa thì không tránh khỏi sẽ liên tưởng đến một quy luật rất phổ biến trong sinh vật học. Đó chính là tiết kiệm năng lượng hết mức. Đã như vậy thì tại sao rất nhiều động vật phải tiêu hao một số lượng lớn năng lượng để chơi những trò chơi không có mục đích rõ ràng như vậy? Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng, động vật chơi đùa có thể là vì nhu cầu kiếm sống sau này.

Khi hắc tinh tinh còn nhỏ thường chơi một trò chơi như sau: dùng bàn tay múc một chút nước, sau đó dùng răng nhai nát lá thành một nắm và dùng nó để hút nước trong lòng bàn tay. Sau khi hắc tinh tinh trưởng thành mỗi dịp mùa khô đến thì nó dùng phương pháp này để lấy nước trong hốc cây để giải khát. Vì vậy có người cho rằng, đối với cuộc sống tương lai, trò chơi giúp cho động vật từ nhỏ sớm biết học cách kiếm sống.

Nếu như cho hắc tinh tinh một cái gậy, chúng sẽ dùng gậy đuổi nhau giống như người đuổi vịt vậy. Hắc tinh tinh chơi đùa như vậy để trong cuộc sống sau này dễ dàng biết cách sử dụng gậy, điều này có nghĩa là chơi đùa không chỉ là học tập mà còn là một cách rèn luyện.

Nhưng động vật cũng có thể chơi một số trò chơi không hề liên quan đến kiếm sống. Ví dụ, hà mã thích thổi khí dưới nước, thổi những chiếc lá bập bềnh trên mặt nước. Có một số nhà khoa học cho rằng, động vật chơi loại trò chơi này là tự mình giải trí, đó là biểu hiện thiên tính của động vật.

Vì sao phải công bố các thông báo về chất lượng không khí?

Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban Bảo vệ môi trường khóa 3 của Chính phủ Trung Quốc quyết định: từ 5/6/1997 – 5/6/1998, Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành...

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái Đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Tại sao phần lớn các mái nhà triển lãm và cung thể thao lại có hình dạng rất kỳ lạ?

Nhà triển lãm, cung thể thao, nhà hát, rạp chiếu bóng đều là những công trình kiến trúc công cộng cỡ lớn chứa nhiều người xem, đặc điểm của chúng là...

Vì sao người say rượu đi xiêu vẹo?

Nếu bạn nhìn thấy một người đi lang thang, lảo đảo, miệng đầy hơi rượu thì chắc chắn đó là người say rượu. Vì sao khi say rượu, người ta bước đi không...

Tại sao Giáo hoàng La Mã có Thập tự quân?

Mùa xuân năm 1095, Giáo hoàng La Mã triệu tập một Hội nghị Giáo hội, thì có sứ giả của Đông La Mã đến xin gặp đưa tin khẩn cấp của Hoàng đế La Mã...

Vì sao các kết cấu tam giác lại có tính ổn định cao?

Khi bạn ngồi lên ghế đẩu hoặc ghế tựa, nếu gặp phải chiếc ghế bị xộc xệch, tự nhiên là bạn sẽ tìm ít thanh gỗ để gia cố lại, thế nhưng ta cần đóng...

Vì sao vật liệu quang điện lại có thể thực hiện việc chuyển đổi quang năng thành điện năng?

Vật liệu quang điện thường dùng để chế tạo pin mặt trời. Vật liệu quang điện có thể biến đổi quang năng thành điện năng.

Vì sao sáng ngủ dậy hay có dử mắt?

Buổi sáng ngủ dậy, nếu soi gương, ta sẽ thấy khóe mắt gần sống mũi có một ít dử, khi nhiều khi ít. Dù buổi tối trước khi đi ngủ, ta đã rửa mặt rất...

Tại sao loài tre lại không phát triển to bề ngang thân như các loại cây khác?

Có rất nhiều loài cây càng lớn thân càng to, như cây bạch dương Canađa, lúc mới trồng chỉ bé bằng chiếc đũa, sau một đến hai năm thân cây to dần ra và...