Tại sao máy tính có thể "suy nghĩ"?

Suy nghĩ là một hoạt động tư duy của con người, nó thể hiện rõ nét trí tuệ con người. Thế nhưng máy tính có thể suy nghĩ không? Có thể. Có điều "suy nghĩ" của máy tính chỉ là một sự bắt chước quá trình suy nghĩ của con người mà thôi.

Mọi người đều biết là con người tiến hành suy nghĩ có ý thức thì phải dựa vào một tri thức nhất định. Máy tính cũng vậy, để máy tính có được tri thức thì trước hết phải giải quyết vấn đề làm sao biểu thị tri thức thành hình thức mà máy tính có thể tiếp nhận, lưu trữ, kiểm tra, sử dụng và sửa chữa.

Như bộ não con người cần phải tổ chức lưu trữ thông tin vậy, máy tính cũng cần tiến hành tổ chức và quản lý đối với tri thức đã được lưu trữ bằng phương pháp hữu hiệu.

Đến bước này thì khoảng cách của máy tính với "biết suy nghĩ" chỉ còn là "mọi việc đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu ngọn gió đông nữa". Chúng ta sẽ lại cài đặt một cơ chế suy lí tương ứng để máy tính có thể đưa ra phán đoán của mình trên cơ sở kiến thức đã có, hoặc là đưa ra được "tri thức mới".

Trong máy tính, quá trình "suy nghĩ" đều được chuyển thành các lệnh máy tính, và nó lần lượt chấp hành các lệnh này. Như vậy sẽ có được kết luận tương ứng. Các lệnh máy tính được kết hợp lại theo một chương trình nào đó chính là chương trình. Loại chương trình này được kỹ sư máy tính lập ra và đã cài sẵn vào máy. Sau đây là một ví dụ đơn giản,

Chẳng hạn trong máy tính có một quy tắc "chuột sợ mèo", ta lại biết C là một con mèo và M là một con chuột. Vậy thì "M sợ C không?"

Câu hỏi này trả lời sao đây?

Thực tế thì trong kho tri thức của máy tính lưu trữ hai sự thực và một quy tắc:

(nếu x là chuột, và y là mèo, thì x sợ y)

Câu hỏi đặt ra cho máy tính là:

? - Afraid of (M; C) | (chuột sợ mèo không?)

Hiện nay máy tính tiến hành "suy nghĩ" dựa vào một cơ chế suy lí đã xác định. Trong kho tri thức đã có sự thực được phát hiện, thì ra C là một con mèo còn M là một con chuột. Thế là dựa vào một quy tắc cùng tồn tại trong kho tri thức, chỉ cần thay M cho biến lượng x, C thay cho biến lượng y thì sẽ có kết luận. Và thế là máy tính trả lời:

Đúng vậy.

Từ đó ta biết rằng quá trình "suy nghĩ" của máy tính thực tế là mô phỏng suy nghĩ của bộ óc con người bằng phương pháp tính toán kí hiệu. Điều này thuyết minh cho việc máy tính trên mức độ nào đó có thể bắt chước quá trình tư duy lôgic trừu tượng của con người. Ta có thể nói là quá trình tư duy của con người khi đã có quy luật thì có thể "bắt chước" thực hiện bằng máy tính. Thế nhưng, bộ não con người đang phát triển, còn máy tính thì do con người chế tạo ra. Xét theo điều này thì máy tính chỉ có thể thay thế một phần bộ não con người, không thể hoàn toàn thay thế cho bộ não con người.

Vì sao bầu trời màu xanh?

Màu xanh lơ của bầu trời, các nhà vật lý giải thích, là do các tia sáng xanh bị bẻ cong đi nhiều hơn tia sáng đỏ. Nhưng sự cong thêm này -còn gọi là hiện tượng tán xạ -cũng mạnh không kém ở các tia tím...

Tại sao cần cho không khí vào trong bê tông?

Bêtông là một loại vật liệu xây dựng rất nặng, thông thường 1 m3 bê tông nặng khoảng 2 tấn, tương đương với trọng lượng của đá. Bêtông có nhiều công...

Người máy dựa vào cái gì để trèo tường?

Người máy có thể trèo tường đấy, bạn có tin không?

Tại sao khi máy bay hạ thấp độ cao thì nên nhai kẹo cao su?

Trước khi máy bay hạ cánh, cô tiếp viên hàng không phát cho mỗi hành khách một thanh kẹo cao su và nói rằng nhai để tránh ù tai khi máy bay hạ cánh

Xà phòng giặt, xà phòng thơm, xà phòng y học có gì khác nhau?

Vào thời xa xưa người ta đã biết dùng quả bồ kết để giặt quần áo. Ở Châu Âu, thời xưa người ta đã biết dùng tro cây cỏ, mỡ sơn dương và nước để chế...

Vì sao có người mộng du?

Mộng du là một hành vi vô ý thức có liên quan với giấc ngủ, cũng là một hiện tượng ngủ mà hàng trăm, hàng nghìn năm nay chưa được giải thích rõ ràng.

Vì sao từ một loại dung dịch muối lại mọc ra các "cây kim loại" kỳ lạ?

Các bạn đã từng được thấy "cây kim loại" mọc ra từ một số dung dịch muối trong các thí nghiệm hoá học chưa?

Tại sao ếch trâu có thể nuốt được rắn?

Khi những cơn gió đông đã trở nên ấm áp, mùa xuân tràn ngập mặt đất, thế giới tự nhiên được bao phủ bởi một màu xanh, nếu bạn đi dạo chơi ở những vùng ngoại ô thì sẽ thường xuyên được nghe những tiếng "ộp ộp" vọng ra từ những cánh đồng

Vì sao phải hạn chế và loại bỏ "rác thải vũ trụ"?

Kể từ ngày 4/10/1957, Liên Xô cũ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên đến nay, loài người đã phóng vào vũ trụ hàng vạn vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy...