Có phải máu chỉ là chất nước màu đỏ không?

Máu trong cơ thể màu đỏ tươi, mới nhìn giống như chất nước có thuốc nhuộm đỏ. Thực ra không phải như thế. Nếu đặt một giọt máu dưới kính hiển vi để quan sát, ta sẽ phát hiện thấy trong máu có tế bào hồng cầu, tế bào bạch cấu, tiểu cầu và một số thành phần khác.

a. Tế bào hồng cầu giống như cái đĩa nhỏ màu hồng, ở giữa hơi lõm, chuyên vận chuyển khí ôxy và CO2. Sau khi máu qua phổi, tế bào hồng cầu sẽ mang theo ôxy mới được hít vào đi khắp toàn thân. Trên đường quay trở về, nó lại mang khí CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

b. Bạch cầu là loại tế bào có nhân, không màu, khi nằm im có hình tròn. Trong trạng thái hoạt động, tế bào bạch cầu có thể biến hình, xuyên qua vách các mạch máu li ti, đi vào các tổ chức chung quanh. Trong bạch cầu có vô số hạt đặc biệt, có thể chia nó thành tế bào dạng hạt và không hạt. Các tế bào dạng hạt bao gồm 3 loại: trung tính, háo axit và háo kiềm.

Tế bào dạng hạt trung tính có khả năng biến hình rất mạnh và năng lực "ăn" những vật khác, trực tiếp giết chết vi khuẩn, có tác dụng bảo vệ quan trọng trong cơ thể. Tế bào dạng hạt háo axit chứa các chất men amoni, men thủy giải..., có thể làm giảm dị ứng, giết hoặc làm tổn thương ký sinh trùng. Tế bào dạng hạt háo kiềm chứa các chất phản ứng chậm.

Trong các tế bào bạch cầu không hạt, phần lớn là các tế bào lympho. Công năng của nó có liên quan đến chức năng miễn dịch. Một loại tế bào không hạt khác là tế bào đơn hạch, có khả năng vận động biến hình mạnh và "ăn" những vật khác. Khi đi vào tổ chức kết đế, nó có thể phân hóa thành tế bào to để nuốt các chất khác.

c. Tiểu cầu có hình dạng rất không quy chuẩn. Chức năng của nó là làm đông máu. Khi cơ thể bị thương chảy máu, tiểu cầu tràn ra bao bọc lấy miệng vết thương, tiết ra chất đặc biệt để gây đông máu, khiến cho máu trên miệng vết thương đông lại. Ở những người bị thiếu tiểu cầu, miệng vết thương rất khó cầm máu.

Ngoài ra, trong máu còn có chất khoáng, đường, mỡ, anbumin, chất kích thích, men và vitamin..

Vì sao không nên để ủng đi mưa, giầy cao su trực tiếp dưới ánh sáng Mặt Trời?

Ủng đi mưa, giầy cao su, dùng lâu thường bị cứng giòn. Người ta gọi đây là hiện tượng "lão hoá".

Nước biển vì sao lại mặn?

Khi tắm biển, không may sặc nước ta sẽ cảm thấy nước biển vừa mặn vừa đắng, khác hoàn toàn với nước máy, nước sông và nước giếng ta thường dùng.

Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù?

Biện pháp hiệu quả chống kẻ thù thường dùng nhất của tắc kè hoa chính là tiến hành nguỵ trang thay đổi màu sắc cơ thể, để đề phòng và đánh lừa kẻ địch.

Người nước nào có ít mùi trên cơ thể nhất?

Người Triều Tiên. Dưới da họ có ít tuyến mùi hơn bất kỳ nhóm người nào khác trên thế giới.

Tại sao mùa đông khởi động ô tô khó hơn?

Về mùa đông, khi khởi động ô tô thường cần có một thời gian làm nóng máy, sau đó mới có thể chạy bình thường. Có khi, ô tô buýt sau khi dừng xe, khi...

Vì sao trong một ngày, chiều cao của cơ thể có thay đổi?

Từ lúc sơ sinh cho đến tuổi thanh niên, chiều cao của thân thể không ngừng phát triển. Sau lứa tuổi thanh niên, chiều cao cơ bản không tăng lên nữa.

Vì sao bánh xe lại phải là hình tròn?

Vì sao bánh xe lại có dạng hình tròn? Đây không chỉ đơn giản là để xe chạy bon bon trên đường được dễ dàng. Dĩ nhiên là chưa hề ai thấy một chiếc xe...

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".

Vì sao mùa hè mặc quần áo trắng bạn sẽ cảm thấy mát mẻ?

Khi mùa hè đến, mọi người đều biết rằng mặc quần áo màu trắng hoặc quần áo sáng màu sẽ cảm thấy mát hơn. Nhưng, nếu mặc quần áo đen mà đứng dưới bóng mát hoặc ở trong phòng, bạn sẽ thấy mát mẻ hơn bạn có biết vì sao không?